KẾ TOÁN NAM ĐINH Kê Toán Nam Định
10/10 1500 bình chọn
KẾ TOÁN HÀ NỘI - Trung tâm đào tạo thực hành Kế Toán Hà Nội tại Nam Định
M

Tỷ lệ trích các khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCD năm 2016

Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2016 bao gồm: Tỷ lệ trích Bảo hiểm xã hội – Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm thất nghiệp – Kinh phí công đoàn mớt nhất năm 2016

 
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2016 bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH).
- Bảo hiểm y tế (BHYT).
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ).


1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương (BHXH - BHYT - BHTN - KPCD) áp dụng từ 1/12/2015: (theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam: Quy định tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, bảo BHTN năm 2016 cụ thể như sau:)


Các khoản trích theo lương
Đối với DN (tính vào Chi phí) (%)
Đối với người LĐ (Trừ vào lương) (%)
Cộng (%)
1. BHXH
18
8
26
2. BHYT
3
1,5
4,5
3. BHTN
1
1
2
Cộng (%)
22%
10,5%
32,5%
4. KPCĐ2 %  

Kết luận: Hàng tháng:
- DN phải đóng cho Cơ quan BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %.
- Và đóng cho Liên đoàn lao động Quận, Huyện tới tỷ lệ đóng là: 2% (DN phải chịu toàn bộ khoản này và được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN.)

Riêng khoản BHXH được quy định cụ thể như sau:
- Trích vào lương của NLĐ tỷ lệ: 8% để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
- DN phải đóng tỷ lệ: 18% để đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN:

- Tiền lương đóng hàng tháng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Chi tiết xem tại đây: Các khoản lương và phụ cấp lương phải đóng BHXH

+) Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH:
Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Chú ý: Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Chi tiết các bạn xem tại đây nhé: Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

b. Mức tiền lương tháng tối đa để đóng BHXH:
- Tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là: 1.210.000 theo Nghị quyết 99/2015/QH13 Hà Nội, ngày 11/11/2015 của Quốc hội. (Hiện tại là 1.150.000)

Lưu ý:
- Từ 01/01/2016: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

- Người lao động có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều DN khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

3. Đối tượng tham gia BHXH, BHYTBHTN bắt buộc:

Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định các đối tượng phải tham gia BHXH,BHYT, BHTN cụ thể như sau:

- Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Chú ý: Từ ngày 01/01/2018: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng phải tham gia.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, DN phải làm thủ tục tham gia BHTNcho NLĐ tại tổ chức BHXH.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Chúc các bạn thành công
------------------------------------------------------------
KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định" 
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Mức lương và phụ cấp đóng BHXH 2016

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa công bố Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Mức lương và phụ cấp đóng BHXH 2016
- Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Về phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47 là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

- Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47.

Cũng theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được áp dụng kể từ ngày 15/02/2016.


KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định" 
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương



Các file đính kèm:

Tài liệu hướng dẫn đăng ký lao động và thang bảng lương 2016


Tài liệu hướng dẫn đăng ký lao động và thang bảng lương 2016 của cơ quan BHXH
 Tài liệu hướng dẫn đăng ký lao động và thang bảng lương 2016
1. Thủ tục xây dựng thang lương bảng lương năm 2016
2. Thủ tục đăng ký khai trình sử dụng lao động 2016
  • Mẫu số 05: Khai trình mẫu sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động
  • Mẫu số 07: Khai trình thay đổi lao động
3. Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương mẫu năm 2016 có số liệu minh họa
  • Mẫu số 04: Đăng ký thang bảng lương
  • Mẫu thang lương bảng lương
  • Mẫu phụ cấp lương
Các bạn tải về tham khảo trong file đính kèm nhé

Các file đính kèm:

KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động mẫu 2016

Dạo này mọi người cứ hỏi tôi nhiều mấy vấn đề về bảng lương, hợp đồng lao động cho năm 2016. Khất lần mãi tới hôm nay tôi mới tổng hợp được một số mẫu để dùng cho năm nay. Nhìn thì đơn giản nhưng tôi đọc lại cũng mất cả buổi. Mọi người ai quan tâm tới các tài liệu sau thì vào tải xuống nhé:
  • 2016 Hop dong lao dong.do
  • 2016 Luong Bang luong.xl
  • 2016 Luong Bang phu cap luong.doc
  • 2016 Luong QUY CHE LUONG.doc
  • 2016 Luong Thang luong.xls
  • 2016 NQLD.pdf
  • 2016 THOA UOC LAO DONG TAP THE.docx

 Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động mẫu 2016
Năm 2016, là năm có nhiều sự biến động về lương và các khoản bảo hiểm:
- Đầu tiên: Là lương tối thiểu vùng tăng lên. Ví dụ như ở vùng 1 – tăng lên thành 3.500.000 theo nghị định 122/2015/NĐ-CP. Và cũng giống như các năm trước đối với những lao động đã từng đào tạo qua từ cấp nghề trở lên phải được cộng thêm 7% nữa.
=> Vậy là, Nếu bạn đã được đào tạo qua từ cấp nghề hay trung câp, cao đẳng, đại học trở lên thì Mức lương thấp nhất mà bạn nhận được khi làm việc tại Vùng 1 là 3.745.000
=> Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng các bạn tham khảo tại đây: Mức lương tối thiểu các vùng năm 2016
- Thứ 2 là mức tiền lương làm căn cứ tham gia bảo hiểm.
+ Nếu như các năm trước chúng ta chỉ cần tham gia bảo hiểm bắt buộc đối trên lương cơ bản.
+ Sang năm 2016: bắt đầu từ ngày 1/1/2016 phải tham gia bảo hiểm trên cả tiền lương và các khoản phụ cấp.

Quay trở về với bảng tính lương: nơi tổng hợp toàn bộ các khoản thu nhập mà người lao động nhận được sau khi đã thỏa thuận trên HĐLĐ và các khoản người lao động sẽ bị trừ, trích lại thì chúng ta sẽ thực hiện tính toán dựa trên những thỏa thuận đó và quy chế tính lương của công ty.

Cụ thể cách làm bảng tính lương theo mẫu bảng tính tiền lương bên trên như sau:
- Cột “Lương chính”: một số công ty sẽ gọi là lương cơ bản
+ Các bạn lấy số liệu tại HĐLĐ để đưa vào đây.
+ Chú ý: Cột này không được thấp hơn mức lương quy định về mức lương tổi thiểu vùng, đối với lao động thử việc thấp nhất được nhận là 85% lương chính thức.

- Cột ” Các khoản phụ cấp”: Các bạn lấy khoản phụ cấp này ở trên HĐLĐ (Nếu trên HĐLĐ không thể hiện rõ về mức hưởng (số tiền) thì các bạn lấy tại quy chế lương thưởng hoặc quy chế tài chính của công ty). Một vài lưu ý với các khoản phụ cấp như sau:
+ Phụ cấp trách nhiệm: dành cho những lao động là cán bộ như giám đốc, phó GĐ, các trưởng phòng hay Kế toán trưởng… Trước năm 2016, khoản phụ cấp này không bị tính vào lương đóng Bảo hiểm bắt buộc. Nhưng từ năm 2016 sẽ bị cộng vào lương để đóng bảo hiểm bắt buộc. Khoản phụ cấp này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
+ Phụ cấp ăn trưa: Không phải cộng vào lương để tham gia bảo hiểm. Với thuế TNCN thì được Miễn tối đa là 680.000. Với thuế TNDN thì không bị khống chế.
+ Phụ cấp điện thoại: Không bị cộng vào để đóng BHBB. Với thuế TNCN cũng được miễn theo quy định của công ty (Theo Công Văn Số: 5274/TCT-TNCN Ngày 09/12/2015). Về thuế TNDN cũng không có quy định khống chế mức chi => Khoản này đi theo quy chế của công ty.
+ Xăng xe: có những doanh nghiệp sẽ gọi tên khác là phụ cấp đi lại: Không bị cộng vào để đóng BHBB. Bị tính vào Thu nhập chịu thuế khi tính TNCN.

- Hỗ trợ nhà ở: Khoản hỗ trợ này cũng không bị cộng vào lương đóng bảo hiểm. Về Thuế TNDN thì được tính vào CP được trừ theo quy chế của công ty. Về thuế TNCN thì Theo điều 11 của thông tư 92/2015/TT-BTC “Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

Lưu ý: Để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì các khoản chi phí tiền lương, tiền thưởng phải thể hiện cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

- Cột Tổng thu nhập: là toàn bộ số tiền mà người lao động được hưởng trong tháng.
Theo như mẫu bảng tính trên thì:
Tổng thu nhập = lương chính + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp ăn trưa + phụ cấp điện thoại + phụ cấp xăng xe + hỗ trợ nhà ở.
- Ngày công thực tế: là số ngày công mà người lao động đã đi làm trong tháng. Các bạn căn cứ vào bảng chấm công, tổng hợp số ngày công đi làm để đưa vào đây.
Chú ý: Theo quy định của bộ luật lao động thì chúng ta có các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương như sau:
1) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
2) Tết Âm lịch 05 ngày;
3) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
4) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
5) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Chú ý:
- Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Theo Điều 115 của Bộ Luật Lao Động
Ngoài ra người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

- Cột tổng lương thực tế: Được xác định dựa trên cột tổng thu nhập so với số ngày công đi làm thực tế.
Bởi cột tổng thu nhập là mức lương nhận được cho 1 tháng đi làm đầy đủ theo số ngày quy định của doanh nghiệp (Không được cao hơn số ngày quy định của luật lao động). Nếu trong tháng bạn đi làm không đầy đủ thì lương bạn nhận được sẽ ít đi.

Thực tế tại các doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 cách để xác định Tổng lương thực tế này:

Cách tính 1: Lương thực tế = Tổng thu nhập / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế

Cách tính 2: Lương thực tế = Tổng thu nhập / 26 X ngày công thực tế làm việc
(Việc để 26 hay 24 ngày là do doanh nghiệp quy định)

Việc lựa chọn cách tính lương thực tế theo cách tính 1 hay cách tính 2 là do doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn. Để biết doanh nghiệp của mình tính theo cách nào thì các bạn cần xem tại quy chế lương thưởng hoặc quy chế nội bộ, hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.

Trong bảng tính trên, ***************** đang thực hiện tính lương theo cách 1: tính theo ngày công chuẩn phải đi làm trong tháng đó: Tháng 1/2016 có 31 ngày nhưng có 5 ngày chủ nhật Công ty ***************** quy định nhân viên đi làm từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ chủ nhật và có 1 ngày nghỉ hưởng nguyên lương là ngày tết dương lịch 1/1/2016 => Ngày công chuẩn trong tháng là: 31 – (5 + 1) = 25
=> Tổng lương thực tế = cột tổng thu nhập / 25 X Ngày công thực tế

- Cột Lương đóng bảo hiểm: Theo quy định tại Luật bảo hiểm sửa đổi Luật BHXH số 58/2014/QH13 và hướng dẫn mới nhất tại Thông tư Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương và phụ cấp đóng BHXH.

Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
+ Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Cụ thể:
+ Các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm bắt buộc như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ không phải cộng vào để tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
=> Theo mẫu bảng lương trên thì năm 2016 ***************** sẽ phải tham gia Bảo hiểm xã hội cho các lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên bằng Lương chính + Phụ cấp trách nhiệm.
+ Trong bảng tính trên có 1 lao động là Nguyễn Đức Trung ký HĐLĐ thử việc 1 tháng nên không thuộc đối tưởng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
(Cột lương đóng bảo hiểm được tạo ra nhằm mức đích làm căn cứ để nhân với các tỷ lệ trích bảo hiểm theo quy định)

- Cột các khoản trích trừ vào lương:
Khi có người lao động tham gia bảo hiểm thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm mới nhất năm 2016 được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:

 Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động mẫu 2016
(Trong bảng lương trên chỉ để tính ra số tiền trích bảo hiểm trừ vào lương người lao động nhằm xác định mức lương thực trả còn phần trích doanh nghiệp đóng để tính vào chi phí ***************** đã ẩn đi. Các bạn có tải file về rồi xem cách làm chi tiết nhé)
Cụ thể về cách làm các cột trích vào lương:
+ Cột BHXH = 8% X lương đóng Bảo hiểm
+ Cột BHYT = 1,5% X lương đóng bảo hiểm
+ Cột BHTN = 1% X lương đóng bảo hiểm.

- Thuế TNCN: Sau khi các bạn đã tính ra số thuế TNCN phải khấu trừ của từng người thì các bạn ghi vào đây. Chi tiết xem tại đây: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2016.
- Tạm ứng: Trong tháng nếu có nhân viên tạm ứng tiền lương thì kế toán phải theo dõi thông qua chứng từ chi tạm ứng lương là giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi. Đến cuối tháng, kế toán cần đưa khoản tạm ứng của nhân viên đó vào cột Tạm ứng để trừ đi khi xác định số tiền thực lĩnh.
- Thực lĩnh: Là số tiền còn lại mà người lao động được nhận sau khi trừ đi các khoản giảm lương như bảo hiểm (cột cộng), thuế TNCN, tạm ứng (nếu có)…
Thực lĩnh = Cột Tổng lương thực tế – Cột Cộng (các khoản trích trừ vào lương) – Thuế TNCN – Tạm ứng (Nếu có)

- Ký nhận: Nhất định phải ký nhận thì chi phí tiền lương mới được coi là hợp lý hợp lệ nhé.

Các tài liệu này được Blog Nhân sự sưu tầm từ nhiều nguồn:
- Lê Minh Trí
- Đam Mê Kế Toán
- Phan Mạnh Tuấn
- VDB consulting
- *****************


Các file đính kèm:




KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng
(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Hàm tách họ tên trong Excel

Đôi khi chúng ta gặp những trường hợp cần tách họ tên của một danh sách nhận viên, học sinh, hay sinh viên chẳng han. Chúng ta phải kết hợp nhiều công thức trong Excel, bài này mình hướng dẫn cho các bạn một hàm trong Excel, mà chỉ cần copy về là sử dung được. Để copy hàm này các bạn làm như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím ALT+F11 để vào môi trường VBA. Vào menu Insert->Module - Tạo module
 Hàm tách họ tên trong Excel
Bước 2: Copy đoạn code dưới đây dán vào module
Mã:
Function TachHoTen(ByVal sHoVaTen As String, Optional ByVal bLayHo As Boolean = True) As String
    Dim p As Long
    p = InStrRev(sHoVaTen, " ")
    If bLayHo Then
        TachHoTen = Left(sHoVaTen, p - 1)
    Else
        TachHoTen = Right(sHoVaTen, Len(sHoVaTen) - p)
    End If
End Function
Bước 3: ALT+F11 để trở về môi trường bảng tính của người dùng
Giả sử cần tách họ tên trong ô A1, kết quả trả về tại B1 thì ta làm công thức như sau:
B1=TachHoTen(A1,true)
- Nếu đối số thứ 2 là True thì kết quả trả về là Họ.
- Nếu đốisố thứ 2 là False thì kết quả trả về là Tên.


KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Kinh nghiệm kế toán tiền lương cho người mới vào nghề

Kế Toán Hà Nội chia sẻ - Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương cho các kế toán viên mới vào nghề

Để giúp các kế toán viên mới vào nghề có thể thực hiện tốt công việc kế toán tiền lương, phần mềm kế toán Accura đã tổng hợp và chia sẻ một số kinh nghiệm cần thiết:Những kiến thức cơ bản mà một kế toán tiền lương cần có:- Hiểu biết các thông số có ảnh hưởng đến toàn bộ nghiệp vụ nhân sự và tiền lương của doanh nghiệp như phạm vi của kỳ lương, số giờ / số ngày mặc định làm việc trong tháng, số giờ làm việc trong các ngày trong tuần, cách tính lương khi có thay đổi trong kỳ, mức BHXH, BHYT, các thông số thuế TNCN… - Biết cách tính và khai báo các loại phụ cấp, các khoản thu nhập / khấu trừ khác...- Biết cách khai báo nhiều biểu thuế TNCN khác nhau cùng với ngày hiệu lực của biểu thuế.- Nắm vững các thông tin về lương của nhân viên như loại lương, lương ròng hay gộp, lương cơ bản, ngày hiệu lực, các thông tin về phụ cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập… 

 Kinh nghiệm kế toán tiền lương cho người mới vào nghề

Kế toán tiền lương đảm bảo việc quản lý kỳ lương chính:
Xây dựng kỳ tính lương với nhiều thông số chi tiết như loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản để tính ...
- Tính các khoản thu nhập / giảm trừ lương cuối kỳ để áp dụng cho một nhóm nhân viên hoặc cho một nhân viên cụ thể.
- Áp dụng các tỷ giá hối đoái mới nhất để đảm bảo tính lương chính xác.
- Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để tính ra mức thực lãnh cụ thể cho mọi nhân viên.
- Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và dữ liệu chấm công
- Tính các chỉ tiêu nghĩa vụ đối với nhà nước theo lương như thuế TNCN, BHXH-YT đầy đủ và chính xác
- Quản lý và theo dõi các khoản quỹ của nhân viên, tự động trừ lương vào quỹ, theo dõi chi tiêu quỹ
- Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm Các báo cáo chi tiết và tổng hợp tiền lương mà kế toán viên cần chuẩn bị:
- Bảng tạm ứng lương công ty
- Phiếu tạm ứng lương nhân viên
- Bảng chấm công
- Bảng lương công ty
- Bảng kê chi tiết phụ cấp 
- Phiếu lương nhân viên
- Bảng thanh toán qua Ngân hàng
- Báo cáo tổng hợp thu nhập của nhân viên
- Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Các biểu mẫu báo cáo BHXH Đặc biệt, trong quá trình làm việc kế toán viên cần lưu ý các vấn đề sau:
1, Đảm bảo việc quản lý chấm công thật chuẩn xác
2, Điền mức lương cơ bản (hoặc mức lương ngày) theo quy định của cty nơi mình làm việc
4, Nếu làm trên excel: Đảm bảo các công thức chuẩn xác 
5, Nếu làm trên phần mềm tính lương: Đảm bảo dữ liệu đầu vào đã đầy đủ và kiểm tra lại báo cáo được xuất ra trước khi trình lãnh đạo.

Mẫu số sách kế toán trên Excel theo Thông tư 200 và QĐ 48

Mẫu số sách kế toán trên Excel theo Thông tư 200 và QĐ 48

Công ty kế toán Hà Nôi xin chia sẻ với các bạn Mẫu sổ sách kế toán trên Excel theo Quyết định 48 và Mẫu số sách kế toán Excel theo Thông tư 200, đây là 2 mẫu hệ thống sổ sách kế toán trên Excel miễn phí gồm đẩy đủ các bảng biểu và báo cáo chi tiết.

Lưu ý: Đây là mẫu sổ sách kế toán theo Thông tư 200 và Quyết định 48 (Nhưng theo hình thức Nhật ký chung nhé), Mẫu sổ sách này gồm đầy đủ các bảng biểu nên có thể áp dụng cho tất cả các loại hình loại doanh nghiệp như: TM, DV, SX, XNK, XD…
Tải mẫu số sách kế toán Excel theo Thông tư 200 và Quyết định 48 tại đây:
Mẫu sổ sách theo Quyết định 48
Mẫu sổ sách theo Thông tư 200
Hoặc các bạn có thể:
+) Để lại mail ở phần bình luận bên dưới.
+) Hoặc gửi yêu cầu vào mail: vuvanxuongcntt@gmail.com (Tiều đề ghi rõ là muốn tải ...)
(Cuối ngày bên m sẽ tập hợp rồi gửi lại cho các bạn)
 Mẫu số sách kế toán trên Excel theo Thông tư 200 và QĐ 48
Từ BẢNG SƠ ĐỒ các bạn có thể link đi tất cả các sổ, danh mục, bảng biểu như:
- Bảng nhập liệu
- Các loại phiếu như: Phiếu thu, chi, nhập kho, xuất kho.
- Danh mục tài khoản
- Danh mục ngày tháng
- Bảng phân bổ chi phí ngắn hạn ( 142 ).
- Bảng phân bổ chi phí ngắn hạn ( 242 ).
- Bảng tính khấu hao Tài sản cố định.
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản tháng.
- Bảng kê phiếu nhập kho hàng hóa.
- Bảng kê phiếu xuất kho hàng hóa.
- Bảng kê Nhập - Xuất - Tồn kho hàng hóa.
- Bảng phân bổ chi phí mua hàng nhập kho.
- Sổ chi tiết hàng hóa.
- Bảng tổng hợp phải thu khách hàng ( 131).
- Bảng tổng hợp phải trả khách hàng ( 331).
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ quỹ tiền mặt.
- Sổ tiền gửi ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản.
- Sổ chi tiết tài khoản.
- Bảng cân đối phát sịnh năm.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Kế toán Hà Nội  xin chúc các bạn thành công!
KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định
 ĐT : 0987654.268 Mr Xương

cách làm bảng tính lương trên Excel

Kế Toán Hà Nội xin gửi tới các bạn cách làm bảng tính lương trên Excel

Rất nhiều các bạn sinh viên, hay kể cả những bạn đã và đang làm kế toán vướng mắc trong việc tính lương cho nhân viên trong doanh nghiệp của mình. Sau đây Công ty kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách làm bảng tính lương trên Excel chi tiết. - Để làm được bảng tính lương cho nhân viên trên Excel các bạn cần căn cứ vào: Bảng chấm công, hợp đồng lao động, thang bảng lương, tỷ lệ các khoản trích theo lương…

Bước 1:

- Tải mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Quyết Định 48. Các bạn có thể tải về tại đây: Mẫu bảng thanh toán tiền lương trên Excel

Bước 2: - Tính các chỉ tiêu trên bảng thanh toán tiền lương:

1. Lương cơ bản:
- Lương cơ bản là lương được thể hiện trên hợp đồng lao động, mức lương này cũng được thể hiện trên thang bảng lương mà các bạn xây dựng để nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Chú ý: Khi xây dựng thanh bảng lương thì lương cơ bản phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng năm 2016
- Mục đính làm lương cơ bản thấp là để giảm thiểu chi phí đóng các khoản BH cho DN.

2. Lương HĐ/tháng:

- Là mức lương thực trả trên một tháng làm việc đầy đủ.
- Mức lương này sẽ cao hơn lương cơ bản vì sẽ cộng thêm các khoản phụ cấp như: trách nhiệm, năng lực, rủi ro, thâm niên...
- Mục đích làm lương HĐ/tháng cao là để làm tăng chi phí khi tính thuế TNDN.

3. Ngày công thực tế:

- Các bạn dựa vào bảng chấm công để nhập vào chỉ tiêu này.

4. Lương thực tế:

Lương thực tế = Lương HĐ/tháng / ngày công hành chính của tháng X số ngày làm việc thực tế.

VD: Tháng 6/2014 có 30 ngày: theo quy định của Công ty nhân viên được nghỉ 4 ngày chủ nhật => có 26 ngày công thực tế. Công ty trả lương 5.000.000/tháng.
- Nếu bạn đi làm đủ 26 ngày:
Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 26 = 5.000.000
- Nếu bạn đi làm 25 ngày:
Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 25 = 4.807.000

5. Các khoản phụ cấp:

- Các bạn có thể xem chi tiết tại quy chế của Công ty và hợp đồng lao động.
Chú ý:
- Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 680.000/ tháng
- Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm.
- Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định của nhà nước. (Các bạn xây dựng khi ký hợp đồng lao động và không được vượt quá mức đó).
- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.

6. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, ngày lễ:

- Theo quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b. Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
c. Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

7. Tổng lương:

- Tổng lương: = Lương thực tế + Phụ cấp.

8. Các khoản giảm trừ:

a. Các khoản trích theo lương (Công ty đóng)
- BHXH = Lương cơ bản X 18%
- BHYT = Lương cơ bản X 3%
- BHTN = Lương cơ bản X 1%
- Kinh phí công đoàn = Lương cơ bản X 2%

b. Các khoản trích theo lương (Trừ vào lương của NLĐ)
- Bảo hiểm xã hội = Lương cơ bản X 8%
- Bảo hiểm y tế = Lương cơ bản X 1,5%
- Bảo hiểm tự nguyện = Lương cơ bản X 1%

c. Các khoản giảm trừ người phụ thuộc:
- Mức giảm trừ cho 1 người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.(Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)

9. Thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân:
- Những lao động có ký hợp đồng trên 3 tháng thì các bạn tính theo biểu lũy tiến từng phần.
- Những lao động thời vụ, thử việc, ký hợp đồng dưới 3 tháng thì các bạn khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả lương cho

10. Thực lĩnh:

Thực lĩnh = Tổng lương - các khoản trích trừ vào lương - Thuế TNCN (nếu có).

Lưu ý: Khi thanh toán tiền lương cho nhân viên các bạn phải yêu cầu họ ký vào bảng thanh toán tiền lương, như vậy thì chi phí này mới là hợp lý hợp lệ.
Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế, tính lương, trích khấu hao....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Hà Nội

KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương