KẾ TOÁN NAM ĐINH Kê Toán Nam Định
10/10 1500 bình chọn
KẾ TOÁN HÀ NỘI - Trung tâm đào tạo thực hành Kế Toán Hà Nội tại Nam Định
M

Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng

kế toán Nam Định hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng Báo cáo thuế hàng tháng gồm những giấy tờ, những thủ tục  và phải làm báo cáo thuế hàng tháng như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi của không ít những kế toán mới vào nghề còn ít hoặc chưa thực hiện việc làm báo cáo thuế bao giờ.

Hôm nay Kế toán Nam Định truyền đạt với các bạn hiểu rõ những công việc cũng như giấy tờ, thủ tục cần thiết trong việc làm báo cáo thuế tháng.
Ở tháng 1, kế toán viên cần hoàn thành các công việc sau: báo cáo thuế tháng 12, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 4 năm trước, Nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp ( bắt đầu từ quý 4/2014)

I. BÁO CÁO THUẾ THÁNG 01

1. Khai thuế kỳ thuế tháng 12 bao gồm:

- Khai thuế giá trị gia tăng
- Kê khai thuế thu nhập cá nhân thường xuyên
- Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
- Kê khai thuế tài nguyên (nếu có)
- Làm hồ sơ khai thuế bao gồm:

Thuế Giá trị gia tăng gồm có:
Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu 01/giá trị gia tăng:
Bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT; Bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/giá trị gia tăng; Bản giải trình kê khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có) theo mẫu số 01-KHBS; Bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng (nếu có) theo mẫu 01-4A/giá trị gia tăng; Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 01-5/GTGT.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu có) gồm:
Tờ khai thuế gián thu theo mẫu số 01/TTĐB; Bảng kê hóa đơn bán các hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01-1/TTĐB; Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB.

Thuế tài nguyên (Nếu có) gồm: Tờ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN hoặc theo mẫu số 02/TAIN.

Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên gồm: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn theo mẫu số 01/TNCN; mẫu 02/thu nhập cá nhân (nếu khấu trừ 10%); mẫu 03/TNCN (nếu khấu trừ 25%).

2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 4 năm trước

3. Kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quí IV năm trước ( chỉ nộp tiền thuế)

Các loại thuế cần kê khai và nộp theo năm, bao gồm:
+ Thuế Môn bài. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp, công ty mà vốn đăng ký kinh doanh so với năm trước không thay đổi thì không cần nộp.
+ Thuế nhà, đất đối với tổ chức (nếu có)
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức (nếu có)

Hồ sơ kê khai thuế gồm:
- Tờ kê khai thuế môn bài theo mẫu số 01/MBAI.
- Tờ kê khai thuế nhà, đất theo mẫu số 01/NĐAT (nếu có)
- Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho tổ chức theo mẫu số 01/SDNN (nếu có)

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 30 tháng 01

II. BÁO CÁO THUẾ THÁNG 2:

Kê khai thuế kỳ thuế tháng 01. Các loại thuế mà cần kê khai bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng
- thuế gián thu (nếu có)
- Thuế tài nguyên (nếu có)
- Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên

+ Hồ sơ kê khai thuế: bao gồm chứng từ, tờ khai và thực hiện giống như hồ sơ kê khai thuế kỳ thuế tháng 12 năm trước
Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là vào ngày thứ 20 tháng 02.
Ngoài ra, còn phải làm thêm báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn năm trước. Báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn hàng năm sử dụng mẫu BC-29/HĐ được ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Thời gian nộp báo cáo: Chậm nhất là trước ngày 25 tháng 02.

III. BÁO CÁO THUẾ THÁNG 03

Kê khai thuế kỳ thuế tháng 02 có hồ sơ kê khai thuế giống như hồ sơ khai thuế kỳ thuế tháng 01.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 20 tháng 03.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 1 năm nay. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 1 sử dụng biểu mẫu trong phần mềm HTKK 3.3.1
Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày thứ 20 tháng 04
- Thuế giá trị gia tăng năm tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng ( đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ).
- Số tiền Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế TNCN thường xuyên.
- Thuế Tài nguyên. (nếu có)
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ( Mẫu BC26-AC)

Quyết toán thuế năm trước, bao gồm:
Hồ sơ:
- Thuế giá trị gia tăng năm tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng tờ khai quyết toán thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 04/giá trị gia tăng.
- Thuế TNDN sử dụng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN; Báo cáo tài chính năm; Một hoặc một số phụ lục kèm theo Tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của doanh nghiệp):

* Phụ lục kết quả sản hoạt động xuất kinh doanh theo mấu số 03-1A/thu nhập doanh nghiệp, 03-1B/thu nhập doanh nghiệp, hoặc 03-1C/TNDN, 03-2/thu nhập doanh nghiệp.
    Riêng phụ lục chuyển lỗ số 03-2/TNDN doanh nghiệp chỉ xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế (Mục II), không đăng ký kế hoạch chuyển lỗ (Mục I).

* Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất theo mẫu số 03-3/thu nhập doanh nghiệp (nếu có)
* Phụ lục về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo các mẫu qui định.
* Phụ lục thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-5/TNDN.
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế Tài nguyên sử dụng khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 03/TAIN.
Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế và nộp thuế năm: Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày 31/12
Nếu trường hợp doanh nghiệp tính phân bổ lại số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong năm trước theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng trên doanh thu gộp hàng hóa dịch vụ bán ra của năm thì phải lập Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT kèm theo hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng kỳ thuế tháng 3 năm nay. Hạn nộp chậm nhất cho cơ quan thuế đó là ngày thứ 20 tháng 4 năm nay.
 Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng

IV. BÁO CÁO THUẾ CÁC THÁNG CÒN LẠI

- Kỳ khai thuế tháng phát sinh trước các chứng từ, hóa đơn, báo cáo, hồ sơ cũng tương như các tháng trên.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý này. Kê khai và nộp trước ngày 20 quý sau.
- Tiền thuế thu nhập doanh nghiệp
Lưu ý: Trong mục 4, điều 13 của Luật kế toán 2003 quy định:

"Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán của năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng vào kỳ kế toán của năm tiếp theo hoặc cộng vào kỳ kế toán của năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán của năm sau cùng phải ngắn hơn 15 tháng".
Và điều cần chú ý : Các bạn nên xem thêm Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC  để xem công ty bạn nên cơ khai theo tháng hay theo quý
Kê khai giá trị gia tăng theo tháng áp dụng với người nộp thuế GTGT có doanh thu gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên


Nguồn: Gia sư kế toán trưởng

"TT ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI CHI NHÁNH NAM ĐỊNH" Đ/c: Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) Thành phố Nam Định 
 ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực.

tải xuống
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ XÁC THỰC CỦA CƠ QUAN THUẾ
1) Doanh nghiệp thực hiện truy cập phần mềm xử lý hóa đơn của Tổng cục Thuế (VAN) để đăng ký sử dụng hóa đơn xác thực theomẫu số 01/ĐK-HĐXT ban hành kèm theo Quyết định này, nội dung đăng ký bao gồm:
– Đăng ký sử dụng hóa đơn xác thực.
– Đăng ký chứng thư số để ký điện tử trên hóa đơn xác thực và giao dịch với cơ quan thuế. Doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng một hoặc nhiều chứng thư số.
2) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký của doanh nghiệp, cơ quan thuế gửi Thông báo tới địa chỉ thư điện tử của doanh nghiệp về việc chấp nhận hay không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn xác thực:
– Trường hợp chấp nhận, cơ quan thuế thông báo thông tin về tài khoản (tài khoản cấp 1) và mật khẩu của doanh nghiệp theo mẫu số 03/TB-HĐXT ban hành kèm theo Quyết định này.
– Trường hợp không chấp nhận, cơ quan thuế thông báo lý do không chấp nhận cho doanh nghiệp theo mẫu số 03/TB-HĐXT ban hành kèm theo Quyết định này.
3) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều tài khoản, doanh nghiệp truy cập phần mềm xử lý hóa đơn của Tổng cục Thuế (VAN) hoặc ph1ần mềm lập hóa đơn cho doanh nghiệp (ICA) thực hiện tạo các tài khoản cấp 2.


cheap essay writing

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016


tải xuống (1)
   THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2016
   Để xác định được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải xác định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp là bao nhiêu. Vậy mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 có gì thay đổi so với năm 2015?
1. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015.
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 11, Khoản 1, 2 quy định về thuế suất như sau:
“1. Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế.”
Như vậy mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 được xác định như sau:
– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm từ 20 tỷ đồng trở xuống thì áp dụng thuế suất thuế TNDN là 20%.
– Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng thì áp dụng thuế suất thuế TNDN là 22%.
– Tổng doanh thu năm được xác định là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề trên chỉ tiêu 01 và chỉ tiêu 08 của Phụ lục 03-1A/TNDN kèm tờ khai quyết toán thuế TNDN.
2. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016.
   Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 11, Khoản 1 quy định về thuế suất như sau:
“Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.”
   Như vậy kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn một mức là 20%do những trường hợp doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% tức là có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng thì được chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.
Kết luận:
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp là 20% không kể mức doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu.

Hướng dẫn lập Tờ khai phí, lệ phí mẫu số 01/PHLP


images (1)
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI PHÍ, LỆ PHÍ MẪU SỐ 01/PHLP
   Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 3.3.4 đáp ứng yêu cầu kê khai khoản thu tiền cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt vào tờ khai phí, lệ phí.
   Đáp ứng yêu cầu kê khai khoản thu tiền cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt vào tờ khai phí, lệ phí, Tổng cục Thuế đã hoàn thành nâng cấp các ứng dụng HTKK phiên bản 3.3.4 nhằm cập nhật danh mục phí, lệ phí trên tờ khai 01/PHLP, 02/PHLP trong đó bổ sung thêm tiểu mục 3853 – Tiền thuê cơ sở hạ tầng đường sắt.
   Bắt đầu từ ngày 11/09/2015, khi kê khai tờ khai phí, lệ phí 01/PHLP, 02/PHLP, người nộp thuế sẽ sử dụng ứng dụng HTKK 3.3.4 thay cho các phiên bản trước đây.
  Sau đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn lập tờ khai phí, lệ phí mẫu số 01/ PHLP           
1. Cách gọi
-  Từ menu chức năng “Kê khai/Phí – Lệ phí” chọn “Tờ khai phí lệ phí
(01/PHLP)” khi đó màn hình kê khai sẽ hiển thị ra như sau:
khai phi
-  Bạn nhấn vào nút lệnh “Đồng ý” để hiển thị ra tờ khai phí bảo vệ môi trường mẫu 01/PHLP
-  Trên form “Chọn kỳ tính thuế” chọn trạng thái tờ khai là Tờ khai lần đầu,
sau đó nhấn nút “Đồng ý”, màn hình kê khai hiển thị ra như sau:
ke khai phi bao ve moi truong
2. Hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai
+ Cột (1) STT: UD tự tăng giảm dòng
+ Cột (2) Loại phí, lệ phí: Chọn trong danh mục các loại phí, lệ phí
+ Cột (3) Tiểu mục thu: tự động hiển thị theo cột [2] và không sửa
+ Cột (4) Số tiền phí, lệ phí thu được: NNT tự nhập dạng số không âm, mặc định là 0
+ Cột (5) – Tỷ lệ trích sử dụng theo chế độ (%): Cho phép nhập dạng xx,xx%.
+ Cột (6) – Số tiền phí, lệ phí trích sử dụng theo chế độ: Hỗ trợ tính = (4) * (5)
+ Cột (7) = cột (4) – cột (6), nếu kết quả âm thì (7) = 0, cho sửa
+ Dòng tổng cộng: Lấy dòng tổng cộng của cột (4), (6), (7)

Doanh nghiệp vay vốn cá nhân theo hình thức tiền mặt hay chuyển khoản.



images

   DOANH NGHIỆP VAY VỐN CÁ NHÂN THEO HÌNH THỨC TIỀN MẶT HAY CHUYỂN KHOẢN 

   Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp thiếu vốn có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau: các tổ chức, doanh nghiệp khác và có thể vay của cá nhân… Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vay vốn cá nhân theo hình thức tiền mặt hay chuyển khoản nguồn vốn vay đó? Chi phí lãi vay cá nhân sẽ được tính như thế nào vào chi phí đươc trừ ?

1. Hình thức vay vốn cá nhân của doanh nghiệp
    Theo Nghị Định 222/2013/NĐ-CP tại Điều 6, Khoản 2 quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp như sau:
“2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”
    Thông tư 09/2015/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 1 quy định hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng
“1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”
Căn cứ vào quy định trên có 2 trường hợp sau xảy ra:
 Nếu Doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác vay và trả nợ vay thì không được dùng tiền mặt mà phải sử dụng các hình thức thanh toán như sau:
       + Thanh toán bằng Séc;
       + Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
       + Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
– Nếu Doanh nghiệp vay vốn cá nhân không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.
2. Chi phí lãi vay vốn cá nhân 
a) Cách tính chi phí lãi vay vào chi phí được trừ
    Đối với khoản chi phí lãi vay cá nhân cần phải xác định chi phí được tính vào chi phí được trừ theo quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.”
    Chi phí lãi vay cá nhân không được tính vào chi phí được trừ nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Ví dụ:
   Doanh nghiệp đi vay cá nhân là 150 triệu với mức lãi suất là 15%/ năm. Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 8%/ năm.
   Chi phí lãi vay không được tính vào chi phí được trừ là:
                 150 x ( 15% – 150% x 8% ) = 4,5 triệu đồng
    Chi phí lãi vạy được tính vào chi phí được trừ:
                 150 x 15% – 4,5 = 18 triệu đồng
b) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân    
   Khi doanh nghiệp vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
“Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
  a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.”
   Doanh nghiệp khi chi trả chi phí lãi vay cho cá nhân phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất là 5% trên thu nhập được chi trả.
  Ví dụ: Doanh nghiệp trả cho cá nhân tiền lãi vay là 22,5 triệu đồng. Trước khi trả chi phí lãi vay cho cá nhân, doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN là:
             22,5 x 5% = 1,125 triệu đồng.
Số tiền doanh nghiệp còn phải trả cho cá nhân:
             22,5 – 1,125 = 21,375 triệu đồng.

Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN năm 2015.



1. Điều kiện áp dụng đáp ứng điều kiện về địa bàn
– Doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh vận tải: căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư thuộc địa bàn được hưởng ưu đãi thuế và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự án đầu tư.
– Doanh nghiệp có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư:
+ Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.
+ Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi của DN tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư
1.2. Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế TNDN
a/ Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đầu tư mới theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13; Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b/ Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
c/ Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
d/ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi GCNĐKDN hoặc GCNĐT nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định.
e/ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của TTgCP mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi chưa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế thì được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi.
   Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ xã hội hóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi này.
e/ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của TTgCP mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi chưa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế thì được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi.
   Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ xã hội hóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi này.
1.3. Kỳ tính thuế đầu tiên
   Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế < 12 tháng  được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo.
   Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
2.1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm
a/ Dự án đầu tư phát triển được hưởng ưu đãi thuế TNDN phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế.
b/ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao.
c/ Điều kiện về thời hạn thực hiện giải ngân của dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng như sau: thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư.
d/ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
e/ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
– Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt – may; da – giầy; điện tử – tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo.
Danh mục theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của TTCP.
2.2. Kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10%
a/ Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư;
b/ Đối với dự án quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC đáp ứng một trong các tiêu chí theo quy định
c/ Căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, TTgCP quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 (mười lăm) năm.
2.3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động
a/ Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giám định tư pháp; thu nhập của doanh nghiệp từ chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn.
b/ Đối với hoạt động đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.
Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Thời gian miễn giảm thuế
   Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
4. Chuyển tiếp ưu đãi
a/ Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013
Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng sản xuất đến ngày 31/12/2008 đang đầu tư xây dựng dở dang, trong năm 2009 dự án vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng dở dang và từ năm 2010 trở đi mới hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh
b/ Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013
c/ Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa thuộc địa bàn ưu đãi thuế hoặc mức ưu đãi thấp hơn
d/ Sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 địa bàn nơi doanh nghiệp đang có dự án đầu tư được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế khi chuyển đổi.
đ/ Đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu tại khoản a, b, c đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có doanh thu  thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế.
Nếu đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có thu nhập  thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế (nếu không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu  thời gian miễn, giảm thuế được tính từ năm thứ 4)
5. Hiệu lực thi hành
– Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 08 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi.
– Đối với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác năm dương lịch thì:
+ Việc chuyển tiếp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (thời gian miễn thuế, giảm thuế, thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi) theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC được tính cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.
+ Các nội dung sửa đổi, bổ sung khác thực hiện từ ngày 01/01/2015.
– Bãi bỏ quy định về khống chế đối với chi phí quảng cáo và các nội dung khác không phù hợp.
www.ketoannamdinh.net