KẾ TOÁN NAM ĐINH Kê Toán Nam Định
10/10 1500 bình chọn
KẾ TOÁN HÀ NỘI - Trung tâm đào tạo thực hành Kế Toán Hà Nội tại Nam Định
M

Học kế toán ở đâu tốt nhất

Học kế toán ở đâu tốt nhất tại Nam Định

Năm 2014 là năm bùng nổ trong lĩnh vực kế toán đặc biệt là các trung tâm đào tạo kế toán mở ra ngày càng nhiều do đó sinh viên mới ra trường bỡ ngỡ không biết nên tìm trung tâm nào là tốt nhất, nhiều bạn không hỏi được bạn bè thì lên mạng để đăng các câu hỏi, khúc mắc rất cơ bản mà chúng tôi đã tổng hợp lại từ mạng xã hội hoặc diễn đàn như học nghiệp vụ kế toán ở đâu tốt, học kế toán thực hành ở đâu tốt, học kế toán thuế ở đâu tốt, học chứng chỉ kế toán ở đâu tốt, học kế toán excel ở đâu tốt…trong đó tiêu biểu là câu hỏi “ Học kế toán ở đâu tốt nhất “ đi kèm là thắc mắc học xong có được cấp chứng chỉ kế toán không ? học xong có xin làm được việc không ? có giới thiệu việc làm không ?


Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi học kế toán ở đâu tốt nhất thì trung tâm kế toán Hà Nội xin được nhắc đến 6 vấn đề chính mà bạn cần tìm hiểu trước khi đi đăng ký học kế toán thực tế tại các trung tâm: 

Nội dung chương trình đào tạo kế toán của trung tâm đó: Bạn cần quan tâm tới nội dung giảng dạy phải đầy đủ các kỹ năng cần thiết để bạn có thể đi làm được và nội dung đó được áp dụng và chính công việc thực tế tại các doanh nghiệp, nói xa xôi bạn chỉ cần biết nó hội tụ các kỹ năng như cách định khoản hạch toán, kỹ năng nghiệp vụ kế toán, hạch toán vào sổ sách, lập báo cáo tài chính, kê khai làm báo cáo thuế tháng, quý, quyết toán thuế, thủ thuật kế toán, sử dụng thành thạo excel, phần mềm kế toán 

Giảng viên giảng dạy là ai: Phải là kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm, bạn có thể kiểm tra giảng viên như nhìn vào độ tuổi kinh nghiệm, nếu trẻ quá bạn nên xem xét lại bởi người trẻ không thể nào có nhiều kinh nghiệm mà truyền đạt cho bạn được 

Sổ sách chứng từ phải là thực tế mới nhất: Nhìn bộ chứng từ bạn nên xem ngày tháng ghi trên các tờ hóa đơn nó phải là năm gần nhất với năm hiện tại thì đó là bộ chứng từ mới, công ty đưa ra trên bộ chứng từ phải là công ty thật, có đầy đủ mã số thuế, bộ chứng từ phải nhiều nội dung, tình huống thực tế đưa ra 

Thương hiệu của trung tâm mà bạn theo học: Trung tâm này hoạt động được bao nhiêu năm, có bao nhiêu địa chỉ học kế toán trên cả nước vì nếu có nhiều chi nhánh chứng tỏ họ phải đào tạo thật tốt mới có thể mở ra và hoạt động được đến bây giờ 

Cơ sở vật chất của trung tâm đó: Bạn cần kiểm tra bộ phận văn phòng, tư vấn viên có lịch sự, nhiệt tình, phòng học có sạch đẹp đầy đủ tiện nghi như điều hòa, máy tính cho bạn học thực hành không

Mức học phí phù hợp: Mức học phí trung bình cho một khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế hiện nay dao động khoảng từ 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ là mức học phí phù hợp để có thể đảm bảo dạy đầy đủ các kỹ năng và chương trình học cho cả một quá trình bạn học nghề kế toán. Các bạn lưu ý đối với những trung tâm có mức học phí khoảng 1.500.000 – 1.800.000 thường là những trung tâm mới mở, chưa có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế nhiều, hoặc lớp học quá đông, giảng dạy sơ sài không đủ nội dung chương trình, học xong không đảm bảo được chất lượng, thời gian học quá ngắn, hoặc quá dài cũng không tốt 

Với 6 tiêu chí đưa ra ở bên trên KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ giúp bạn sẽ tìm được câu trả lời học kế toán ở đâu tốt nhất và an tâm đặt niềm tin vào đó. Với hơn 10 năm đào tạo trong nghề, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin khẳng định hoàn toàn có thể đáp ứng được 6 tiêu chí trên bởi chúng tôi đã tồn tại hơn 10 năm trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành thực tế và dịch vụ kế toán dưới sự cống hiến hết mình của đội ngũ kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm, sự nhiệt tình, phương pháp đào tạo độc quyền, học như đi làm thực tế, mức học phí phù hợp, cơ sở vật chất hiện đại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Trung tâm kế toán Hà Nội là nơi truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm làm kế toán cho bạn 


Dù bạn ở đâu đều có thể tìm thấy các địa điểm học kế toán thưc hành tốt nhất trực thuộc Kế Toán Hà Nội, lựa chọn ngay cho bạn một địa chỉ học kế toán mà ở đâu gần nhất với nhà bạn tại các địa chỉ sau: 

Các khóa học đang đào tạo tại trung tâm cho các bạn lựa chọn ­ Khóa học kế toán thực tế cho người đã học qua kế toán ­ Khóa học kế toán tổng hợp thực tế cho người chưa biết về kế toán ­ Khóa học kế toán thuế từ cơ bản đến chuyên sâu ­ Khóa học kế toán trên excel ­ Khóa học phần mềm kế toán Misa, Fast ­ Khóa học thủ thuật cân đối lãi lỗ cho doanh nghiệp ­ 

Khóa học lập và phân tích báo cáo tài chính Thời gian học: Mỗi lớp chỉ 10­15 học viên Khai giảng thường xuyên các bạn không phải chờ lớp Ca 1: 8h30 – 11h00 Ca 2: 14h00 – 16h30 Ca 3: 18h00 – 20h30

Mỗi khóa học từ 30­ đến 35 buổi tùy theo đối tượng học viên và sắp xếp linh động đối với các bạn không có thời gian cố định. Học viên chưa chắc phần nào sẽ được dạy lại và thực hành ngay phần đó cho đến khi thành thạo.

Giảng viên: Là các kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm Kết quả sau khi học xong: 
+ Học viên thực hiện thành thạo nghề kế toán và thuế tương đương kinh nghiệm làm việc 3 năm cho DN kinh doanh hàng hóa thương mại nội địa và xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài. 

+ Học viên có khả năng phát hiện và nhận biết các chứng từ hợp lệ và chi phí hợp lý theo quy định thuế. 

+ Học viên đảm nhận thành thạo từ A đến Z việc hạch toán, ghi chép sổ sách, báo cáo, xử lý và tham mưu cho Sếp giải quyết các tồn đọng của tất cả các vị trí kế toán nội bộ mà DN cần: 

Kế toán công nợ; Kế toán tiền mặt (quỹ); 
Kế toán vật tư, giá thành; 
Kế toán các khoản vay; 
Kế toán tổng hợp... 

+ Học viên tự tin đảm nhận thực hiện từ A đến Z các công việc của vị trí kế toán thuế: Phân biệt hóa đơn hợp lệ; Xác định được các chi phí hợp lý; Cân đối chi phí, lãi lỗ; Lập các báo cáo thuế; Báo cáo tài chính; Quyết toán thuế; Các kỹ năng giải quyết sai phạm và giao dịch giải trình với cơ quan thuế. + Học xong được cấp chứng chỉ kế toán tổng hợp được cấp phép Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ­SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
+ Học viên có kỹ năng giải trình, quyết toán thực tế số liệu kế toán với cơ quan thuế khi thanh tra thực tế. 

KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán-TT 129/2012

TỔ CHỨC CÁC KỲ THI

 Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán-TT 129/2012

Điều 3. Đối tượng dự thi

Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các điều kiện dự thi quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Điều kiện dự thi

1. Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán;
c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
d) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định;
đ) Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán.

2. Người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
c) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
d) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định.

Các file đính kèm:

KẾ TOÁN HÀ NỘI
Học kế toán thực hành tại Nam Định Chi tiết liên hệ: 
"TT ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI CHI NHÁNH NAM ĐỊNH" Đ/c: Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
Thành phố Nam Định 
 ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Một số quy định mới về việc miễn thuế TNCN 2016

Kế toán Nam Định:Một số quy định mới về việc miễn thuế TNCN 2016

TT Kế Toán Nam Định tham khảo và truyền đạt cho các bạn về việc miễn thuế TNCN 2016 như sau: Từ ngày 01/5/2016, các quy định mới về miễn thuế thu nhập cá nhân sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành. 

 Một số quy định mới về việc miễn thuế TNCN 2016

1. Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài

     Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định 06/2016/QĐ-TTg về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có quốc tịch nước ngoài.
– Có hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính      phủ nước ngoài hoặc với cơ quan chủ quản dự án hoặc với chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và điều khoản giao việc cho chuyên gia nước ngoài đính kèm hợp đồng.
     Riêng hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung xác nhận của chủ khoản viện trợ phi chính phủ của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
     Thu nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài theo Quyết định này là thu nhập trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.


Xem thêm: Bắt đầu từ1/1/2016: Người có thẻ BHYT khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% mức quyền lợi

2. Miễn thuế thu nhập cá nhân khi làm việc cho Liên hợp quốc

     Quyết định 07/2016/QĐ-TTg về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5/2016.
Theo đó, cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có quốc tịch Việt Nam.
– Là nhân viên của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế xác nhận theo danh sách gửi cơ quan thuế.
Thu nhập miễn thuế của cá nhân theo Quyết định này là thu nhập từ tiền lương, tiền công do cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam chi trả.
Quy định mới về miễn thuế thu nhập cá nhân 2016 - Thư Viện Pháp Luật
chỉ có thể bạn quan tâm : 
Quyết định 06/2016/QĐ-TTg
Trích " "
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Quyết định này áp dụng đối với chuyên gia nước ngoài được tuyển chọn để trực tiếp thực hiện các hoạt động của lớp học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trên cơ sở thống nhất giữa tổ chức phi chính phủ nước ngoài và cơ quan chủ quản dự án của Việt Nam quy định tại văn kiện khóa học, dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Điều 2. Điều kiện miễn thuế
Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có quốc tịch nước ngoài.
2. Có hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc với cơ quan chủ quản dự án hoặc với chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện lớp học, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và điều khoản giao việc (TOR) cho chuyên gia nước ngoài đính kèm hợp đồng.
Riêng hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung xác nhận của chủ khoản viện trợ phi chính phủ của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của lớp học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện khóa học, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Thu nhập miễn thuế
Thu nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này là thu nhập trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. ""
Quy định mới về miễn thuế thu nhập cá nhân 2016

Xem thêm: Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí? Có tính thuế TNCN?

"TT ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI CHI NHÁNH NAM ĐỊNH" 
Đ/c: Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Mức lương tối thiểu vùng 2016 theo Nghị định 122

Kế toán Nam Định - Mức lương tối thiểu vùng 2016 theo Nghị định 122


Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn- DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Nếu DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.- DN hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2016
PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thị xã Phổ Yên và các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;.
- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thị xã Kiến Tường và các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
- Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu;
- Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Kể từ ngày 1/1/2016 Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có hợp đồng lao động... đã được thay đổi theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:


Vùng
Mức lương tối thiều vùng năm 2016
Vùng I
3.500.000 đồng/tháng
Vùng II
3.100.000 đồng/tháng
Vùng III
2.700.000 đồng/tháng
Vùng IV
2.400.000 đồng/tháng

- Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.
Như vậy: Người lao động đã qua học nghề mức lương tối thiểu vùng phải là:
Vùng I = 3.500.000 + (3.500.000 x 7%) = 3.745.000 đồng/tháng
Vùng II = 3.100.000 + (3.100.000 x 7%) = 3.317.000 đồng/tháng
Vùng III = 2.700.000 + (2.700.000 x 7%) = 2.889.000 đồng/tháng
Vùng IV = 2.400.000 + (2.400.000 x 7%) = 2.568.000 đồng/tháng
Lưu ý: Nếu DN bạn trả lương thấp hơn mức lương tối thiều vùng sẽ bị phạt
Chú ý: Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng trên và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của DN, DN phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại DN.
- Từ ngày 1/1/2016 Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) và phụ cấp lương

Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật số 71


Thuộc tính văn bản
Số hiệu
12/2015/NĐ-CP
Nơi ban hành
Chính Phủ
Ngày ban hành
12/02/2015
Phân loại
Nghị định
Người ký
Nguyễn Tấn Dũng
Ngày hiệu lực
01/01/2015.
Tóm tắt văn bản
Ngày 12 tháng 02 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế. Nội dung nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định 50/2010/NĐ-CP, 65/2013/NĐ-CP, 83/2013/NĐ-CP, 209/2013/NĐ-CP, 218/2013/NĐ-CP, 91/2014/NĐ-CP. KẾ TOÁN HÀ NỘI lướt qua một số điểm sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Về Thuế TNDN:
• Thu nhập chịu thuế: SĐBS thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài
• Thu nhập miễn thuế: SĐBS thu nhập miễn thuế của thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản; thu nhập từ nhiệm vụ Nhà nước giao; thu nhập của văn phòng thừa phát lại trong thời gian thực hiện thí điểm.
• Khoản chi được trừ:
Bổ sung khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.
Lãi tiền vay trong trường hợp góp chưa đủ vốn, có xét đến tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ.
• SĐBS một số quy định về ưu đãi thuế
2. Về Thuế TNCN:
• Thu nhập từ kinh doanh: Không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
• Phụ cấp, trợ cấp được trừ: Bổ sung trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt cư trú dài hạn ở nước ngoài về VN làm việc.
• Thu nhập từ đầu tư vốn: Bổ sung trừ thu nhập sau khi đã nộp thuế TNDN của DNTN và của công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ.
• Thu nhập miễn thuế: Bổ sung 2 khoản: tiền lương, tiền công của thuyền viên, thu nhập của hoạt động phục vụ khai thác thủy sản xa bờ.
• Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh: Thay đổi cách tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh.
• Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: Chỉ còn 1 cách tính là 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần.
• Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS: Chỉ còn 1 cách tính là 2% trên giá chuyển nhượng.
3. Về Thuế GTGT:
• Bổ sung đối tượng không chịu thuế.
• Bổ sung quy định về giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
• Bổ sung không áp dụng thuế suất 0% đối với thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu.
4. Về Thuế Tài Nguyên:
• Đối tượng chịu thuế: Bổ sung loại trừ nước biển làm mát máy và yến sào thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến.
• Giá tính thuế: Sửa đổi giá tính thuế đối với tài nguyên xuất khẩu thì không bao gồm thuế xuất khẩu.
5. Về Luật quản lý thuế:
• Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý chỉ còn Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý.
• Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng chỉ còn Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng.
• Hồ sơ khai thuế tài nguyên tháng là Tờ khai thuế tài nguyên tháng.
• Bổ sung điều 26a quy định về đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế, các khoản thuế.
• Bổ sung điều 28a xử lý việc chậm nộp thuế.
• SĐBS về gia hạn nộp thuế
untitled
                                                   Tải File đính kèm!
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 12/2015/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT VỀ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ THUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thuế tài nguyên ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định 12/2015/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 3 như sau:
“3 Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa, cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam hoặc từ chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.
Thu nhập chịu thuế quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập từ dịch vụ thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam như: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị ở nước ngoài; quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại ở nước ngoài; môi giới bán hàng hóa, môi giới bán dịch vụ ở nước ngoài; đào tạo ở nước ngoài; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế cho phía nước ngoài.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thu nhập chịu thuế quy định tại Khoản này.”
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp quy định tại Khoản này và tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này là hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn.
Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế quy định tại Nghị định này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.”
3. Bổ sung Khoản 9 Điều 4 như sau:
“9. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội; thu nhập của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, ngành, địa phương được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ phát triển đất và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.”
4. Bổ sung Khoản 12 vào Điều 4 như sau:
“12. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật.”
5. Bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 9 như sau:
“a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:
- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong doanh nghiệp;
- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 Điều 9 như sau:
“e) Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị đầu tư; lãi vay để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

Thông tư số 10/2015/TT-BTC miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện trang thiết bị y tế

Thuộc tính văn bản
Số hiệu
10/2015/TT-BTC
Nơi ban hành
Bộ Tài Chính
Ngày ban hành
29/01/2015
Phân loại
Thông tư
Người ký
Vũ Thị Mai
Ngày hiệu lực
15/03/2015
Tóm tắt văn bản
Ngày 29/01/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 10/2015/TT-BTC hướng dẫn miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo
Việc miễn thuế áp dụng cho các linh kiện là chi tiết điện tử, chi tiết bán dẫn, chi tiết cơ khí nhập khẩu để lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm với điều kiện:
- Là chủng loại nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm trang thiết bị y tế với thông số kỹ thuật cơ bản được nêu cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 54/2014/QĐ-TTg ;
- Linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được xác định theo Thông tư 04/2012/TT-BKHĐ .
Hồ sơ thủ tục miễn thuế, quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa nhập khẩu đối với các linh kiện nêu trên thực hiện theo Thông tư 128/2013/TT-BTC .
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2015.
download
BỘ TÀI CHÍNH

Số: 10 /2015/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  Tự do  Hạnh phúc
                  Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2015

THÔNG TƯ
Quy định chi tiết thi hành Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo
–––––––––––
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo (Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo của các dự án đầu tư nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ ngày dự án bắt đầu sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg.
2. Linh kiện nêu tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này là các chi tiết điện tử, chi tiết bán dẫn, chi tiết cơ khí nhập khẩu để lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
Điều 2. Thời hạn được miễn thuế
Việc xác định thời hạn được miễn thuế nhập khẩu 05 năm kể từ ngày dự án bắt đầu sản xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 15 Điều 100 Thông tư số 128/2013/TT-BTC  ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Thông tư số 128/2013/TT-BTC).
Điều 3. Về điều kiện áp dụng
1. Linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 1 Thông tư này là chủng loại nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm trang thiết bị y tế với thông số kỹ thuật cơ bản được nêu cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg.
 2. Linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được xác định theo Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được và các hướng dẫn khác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nếu có).
Điều 4. Hồ sơ thủ tục miễn thuế, quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa nhập khẩu   1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế thực hiện theo Điều 101 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
2. Hồ sơ thủ tục miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 102 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
3. Quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế theo Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 103 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2015.
2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Đối với các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo thuộc phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg có nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế có tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 15/11/2014 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg và hướng dẫn cụ thể tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VP BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng;
- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (PXNK).
              KT. BỘ TRƯỞNG
                THỨ TRƯỞNG






Vũ Thị Mai