KẾ TOÁN NAM ĐINH Kê Toán Nam Định
10/10 1500 bình chọn
KẾ TOÁN HÀ NỘI - Trung tâm đào tạo thực hành Kế Toán Hà Nội tại Nam Định
M

Các khoản phải trừ vào lương người lao động năm 2016


Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, người lao động phải đóng các khoản cơ bản theo tiền lương như bảng bên dưới.
 Các khoản phải trừ vào lương người lao động năm 2016
 ​
1. Bảo hiểm xã hội/ Bảo hiểm thất nghiệp/ Bảo hiểm y tế
  • Mức trừ Bảo hiểm xã hội: 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức trừ Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức trừ Bảo hiểm y tế: 1.5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014,Luật việc làm năm 2013 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP
2. Đoàn phí công đoàn (đối với người lao động là đoàn viên)
  • Mức trừ: 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Căn cứ pháp lý: Hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/3/2014
3. Quỹ phòng, chống thiên tai
  • Mức trừ: 1 ngày lương/năm
  • Căn cứ pháp lý: Nghị định 94/2014/NĐ-CP
4. Thuế thu nhập cá nhân
  • Mức trừ: Theo mức cụ thể của Luật
  • Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành
Các bạn tham khảo và tải về các văn bản pháp luật tại file đính kèm nhé

Nguồn: Thư Viện Pháp Luật

Các file đính kèm:

KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định" 
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

cách làm bảng tính lương trên Excel

Kế Toán Hà Nội xin gửi tới các bạn cách làm bảng tính lương trên Excel

Rất nhiều các bạn sinh viên, hay kể cả những bạn đã và đang làm kế toán vướng mắc trong việc tính lương cho nhân viên trong doanh nghiệp của mình. Sau đây Công ty kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách làm bảng tính lương trên Excel chi tiết. - Để làm được bảng tính lương cho nhân viên trên Excel các bạn cần căn cứ vào: Bảng chấm công, hợp đồng lao động, thang bảng lương, tỷ lệ các khoản trích theo lương…

Bước 1:

- Tải mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Quyết Định 48. Các bạn có thể tải về tại đây: Mẫu bảng thanh toán tiền lương trên Excel

Bước 2: - Tính các chỉ tiêu trên bảng thanh toán tiền lương:

1. Lương cơ bản:
- Lương cơ bản là lương được thể hiện trên hợp đồng lao động, mức lương này cũng được thể hiện trên thang bảng lương mà các bạn xây dựng để nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Chú ý: Khi xây dựng thanh bảng lương thì lương cơ bản phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng năm 2016
- Mục đính làm lương cơ bản thấp là để giảm thiểu chi phí đóng các khoản BH cho DN.

2. Lương HĐ/tháng:

- Là mức lương thực trả trên một tháng làm việc đầy đủ.
- Mức lương này sẽ cao hơn lương cơ bản vì sẽ cộng thêm các khoản phụ cấp như: trách nhiệm, năng lực, rủi ro, thâm niên...
- Mục đích làm lương HĐ/tháng cao là để làm tăng chi phí khi tính thuế TNDN.

3. Ngày công thực tế:

- Các bạn dựa vào bảng chấm công để nhập vào chỉ tiêu này.

4. Lương thực tế:

Lương thực tế = Lương HĐ/tháng / ngày công hành chính của tháng X số ngày làm việc thực tế.

VD: Tháng 6/2014 có 30 ngày: theo quy định của Công ty nhân viên được nghỉ 4 ngày chủ nhật => có 26 ngày công thực tế. Công ty trả lương 5.000.000/tháng.
- Nếu bạn đi làm đủ 26 ngày:
Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 26 = 5.000.000
- Nếu bạn đi làm 25 ngày:
Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 25 = 4.807.000

5. Các khoản phụ cấp:

- Các bạn có thể xem chi tiết tại quy chế của Công ty và hợp đồng lao động.
Chú ý:
- Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 680.000/ tháng
- Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm.
- Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định của nhà nước. (Các bạn xây dựng khi ký hợp đồng lao động và không được vượt quá mức đó).
- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.

6. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, ngày lễ:

- Theo quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b. Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
c. Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

7. Tổng lương:

- Tổng lương: = Lương thực tế + Phụ cấp.

8. Các khoản giảm trừ:

a. Các khoản trích theo lương (Công ty đóng)
- BHXH = Lương cơ bản X 18%
- BHYT = Lương cơ bản X 3%
- BHTN = Lương cơ bản X 1%
- Kinh phí công đoàn = Lương cơ bản X 2%

b. Các khoản trích theo lương (Trừ vào lương của NLĐ)
- Bảo hiểm xã hội = Lương cơ bản X 8%
- Bảo hiểm y tế = Lương cơ bản X 1,5%
- Bảo hiểm tự nguyện = Lương cơ bản X 1%

c. Các khoản giảm trừ người phụ thuộc:
- Mức giảm trừ cho 1 người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.(Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)

9. Thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân:
- Những lao động có ký hợp đồng trên 3 tháng thì các bạn tính theo biểu lũy tiến từng phần.
- Những lao động thời vụ, thử việc, ký hợp đồng dưới 3 tháng thì các bạn khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả lương cho

10. Thực lĩnh:

Thực lĩnh = Tổng lương - các khoản trích trừ vào lương - Thuế TNCN (nếu có).

Lưu ý: Khi thanh toán tiền lương cho nhân viên các bạn phải yêu cầu họ ký vào bảng thanh toán tiền lương, như vậy thì chi phí này mới là hợp lý hợp lệ.
Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế, tính lương, trích khấu hao....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Hà Nội

KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Một số quy định mới về việc miễn thuế TNCN 2016

Kế toán Nam Định:Một số quy định mới về việc miễn thuế TNCN 2016

TT Kế Toán Nam Định tham khảo và truyền đạt cho các bạn về việc miễn thuế TNCN 2016 như sau: Từ ngày 01/5/2016, các quy định mới về miễn thuế thu nhập cá nhân sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành. 

 Một số quy định mới về việc miễn thuế TNCN 2016

1. Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài

     Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định 06/2016/QĐ-TTg về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có quốc tịch nước ngoài.
– Có hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính      phủ nước ngoài hoặc với cơ quan chủ quản dự án hoặc với chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và điều khoản giao việc cho chuyên gia nước ngoài đính kèm hợp đồng.
     Riêng hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung xác nhận của chủ khoản viện trợ phi chính phủ của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
     Thu nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài theo Quyết định này là thu nhập trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.


Xem thêm: Bắt đầu từ1/1/2016: Người có thẻ BHYT khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% mức quyền lợi

2. Miễn thuế thu nhập cá nhân khi làm việc cho Liên hợp quốc

     Quyết định 07/2016/QĐ-TTg về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5/2016.
Theo đó, cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có quốc tịch Việt Nam.
– Là nhân viên của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam do đại diện có thẩm quyền của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế xác nhận theo danh sách gửi cơ quan thuế.
Thu nhập miễn thuế của cá nhân theo Quyết định này là thu nhập từ tiền lương, tiền công do cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam chi trả.
Quy định mới về miễn thuế thu nhập cá nhân 2016 - Thư Viện Pháp Luật
chỉ có thể bạn quan tâm : 
Quyết định 06/2016/QĐ-TTg
Trích " "
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Quyết định này áp dụng đối với chuyên gia nước ngoài được tuyển chọn để trực tiếp thực hiện các hoạt động của lớp học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trên cơ sở thống nhất giữa tổ chức phi chính phủ nước ngoài và cơ quan chủ quản dự án của Việt Nam quy định tại văn kiện khóa học, dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Điều 2. Điều kiện miễn thuế
Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có quốc tịch nước ngoài.
2. Có hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc với cơ quan chủ quản dự án hoặc với chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trực tiếp thực hiện các hoạt động của khóa học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện lớp học, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và điều khoản giao việc (TOR) cho chuyên gia nước ngoài đính kèm hợp đồng.
Riêng hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung xác nhận của chủ khoản viện trợ phi chính phủ của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của lớp học, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện khóa học, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Thu nhập miễn thuế
Thu nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này là thu nhập trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. ""
Quy định mới về miễn thuế thu nhập cá nhân 2016

Xem thêm: Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí? Có tính thuế TNCN?

"TT ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI CHI NHÁNH NAM ĐỊNH" 
Đ/c: Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Mức lương tối thiểu vùng 2016 theo Nghị định 122

Kế toán Nam Định - Mức lương tối thiểu vùng 2016 theo Nghị định 122


Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn- DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Nếu DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.- DN hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2016
PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thị xã Phổ Yên và các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;.
- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thị xã Kiến Tường và các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
- Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu;
- Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Kể từ ngày 1/1/2016 Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có hợp đồng lao động... đã được thay đổi theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:


Vùng
Mức lương tối thiều vùng năm 2016
Vùng I
3.500.000 đồng/tháng
Vùng II
3.100.000 đồng/tháng
Vùng III
2.700.000 đồng/tháng
Vùng IV
2.400.000 đồng/tháng

- Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.
Như vậy: Người lao động đã qua học nghề mức lương tối thiểu vùng phải là:
Vùng I = 3.500.000 + (3.500.000 x 7%) = 3.745.000 đồng/tháng
Vùng II = 3.100.000 + (3.100.000 x 7%) = 3.317.000 đồng/tháng
Vùng III = 2.700.000 + (2.700.000 x 7%) = 2.889.000 đồng/tháng
Vùng IV = 2.400.000 + (2.400.000 x 7%) = 2.568.000 đồng/tháng
Lưu ý: Nếu DN bạn trả lương thấp hơn mức lương tối thiều vùng sẽ bị phạt
Chú ý: Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng trên và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của DN, DN phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại DN.
- Từ ngày 1/1/2016 Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) và phụ cấp lương

Cách viết hóa đơn nhiều hơn số dòng của một hóa đơn

Kế toán Nam Định - chia sẻ 2 cách viết hóa đơn nhiều hơn số dòng của một hóa đơn như sau:

2 cách viết hóa đơn nhiều hơn số dòng của một hóa đơn do các bạn nhiều kinh nghiệm về kế toán trên diễn đàm chia sẻ với Kế toán Nam định như sau:

Cách 1:

Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn..(Theo khoản 2 điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định)

a) Nội dung ghi trên hóa đơn

   Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
   Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

b) Nội dung trên bảng kê

Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
    Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
   Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
   Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Ví dụ: Ngày 01/12/2014 KẾ TOÁN NAM ĐỊNH bán cho công ty B 11 bộ điều hòa, trong đó mỗi bộ là 1 mã hàng khác nhau, thuế suất thuế GTGT là 10%. Vì vậy công ty phải lập hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết tên các mặt hàng như sau:
Cách viết hóa đơn số 0000368:

Cách viết Bảng kê số 001: 


Cách 2: 


 Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ "tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ "tiếp số trước”. Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục  từ hóa đơn này đến hóa đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua (Nếu có), giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Cách tính lương cho người lao động mới nhất 2015.


thonmg tư 23

  CÁCH TÍNH LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG MỚI NHẤT 2015

 Ngày 23/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hànhThông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

1. Tiền lương làm thêm giờ
   Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm hoặc Số sản phẩm làm thêm.
Mức 150% hoặc 200% hoặc 300% theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.
2. Tiền lương làm việc vào ban đêm
   Tiền lương làm việc vào ban đêm = { Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% } x Số giờ làm việc vào ban đêm hoặc Số sản phẩm làm vào ban đêm.
3. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
   Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ={Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; hoặc Đơn giá tiên lương sản phẩm vào ban ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương } X Số giờ làm thêm vào ban đêm hoặc Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm.
   Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 08/8/2015 và các chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/3/2015.

Phó Giám Đốc có được ký trực tiếp trên hóa đơn, chứng từ không?


75213212-292238_vtc_283103_Hoa-don

PHÓ GIÁM ĐỐC CÓ ĐƯỢC KÝ TRỰC TIẾP TRÊN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ KHÔNG?

     Giám đốc doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm đối với các chứng từ, hồ sơ, báo cáo của doanh nghiệp. Giám đốc phải ký vào tiêu thức người bán hàng và thủ trưởng đơn vị trên hóa đơn. Nếu giám đốc doanh nghiệp đi vắng thì ai sẽ là người ký trên hóa đơn, phó giám đốc có được ký trực tiếp trên hóa đơn không?

     Theo điều 16, khoản 2 điểm d của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định cách viết một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn như sau:
“d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.”
75213212-292238_vtc_283103_Hoa-don
    Căn cứ theo quy định nêu trên thì:
+ Giám đốc nếu không được ký trên hóa đơn có thể ủy quyền cho Phó giám đốc ký trên hóa đơn.
+ Giám đốc Công ty có văn bản ủy quyền giao cho phó Giám đốc ký thay khi lập hóa đơn bán hàng thì Phó Giám đốc Công ty ký, đóng dấu tại tiêu thức thủ trưởng đơn vị.
    Việc ủy quyền cho phó giám đốc ký phải đảm bảo các yêu cầu sau:
   – Thủ trưởng đơn vị có quyền uỷ quyền cho một cá nhân nào đó thực hiện việc ký duyệt nhưng ngoài việc phải bảo đảm các nguyên tắc tối thiểu của Bộ Luật dân sự, việc uỷ quyền đó không trái với điều lệ của công ty.
   – Để ủy quyền cho phó giám đốc công ty thì doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền trên đó ghi rõ các nội dung sau:
          + Quyết định uỷ quyền.
          + Phạm vi ủy quyền.
          + Thời hạn được uỷ quyền trong khoảng thời gian nào.
    – Quyết định ủy quyền cần thông báo công khai để khách hàng liên quan được biết, trên góc trái phía trên của hoá đơn liên 2 phải đóng dấu của đơn vị.
    – Bên được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc giới hạn trong phạm vi ủy quyền, việc thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền phải được sự chấp thuận của bên ủy quyền. Các công việc mà người được ủy quyền thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền thì hậu quả từ hành vi đó sẽ do chính người được ủy quyền chịu trách nhiệm trừ trường hợp người ủy quyền biết về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền mà không phản đối.
    – Khi đã uỷ quyền, Thủ trưởng đơn vị vẫn phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với mọi hậu quả do hành vi của người được uỷ quyền thực hiện.

Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo thông tư 200.


ketoanhangtonkho

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

     Hàng tồn kho là yếu tố quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp. Do đó việc hạch toán đúng hàng tồn kho không chỉ giúp cho doanh nghiệp có lượng vật tư, hàng hoá dự trữ đúng mức mà còn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, không gián đoạn. KẾ TOÁN HÀ NỘI xin chia sẻ 9 nguyên tắc kế toán hàng tồn kho giúp các bạn trong quá trịnh hạch toán kế toán hàng tồn kho.

1. Không áp dụng phương pháp LIFO, bổ sung kỹ thuật tính giá theo phương pháp giá bán lẻ
2. Khi mua hàng tồn kho kèm thiết bị phụ tùng thay thế phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của từng loại, Thiết bị phụ tùng thay thế dự trữ hoặc chi phí SXKD dở dang luân chuyển hơn 12 tháng hoặc vượt quá một chu kỳ kinh doanh thì trình bày là tài sản dài hạn trên BCTC.
3. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng;
4. Trường hợp khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa thì phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn.
5. Trường hợp nhà phân phối khuyến mại hộ nhà sản xuất: theo dõi trên thuyết minh.
6. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được: Phân bổ cho số tồn kho và giá vốn.
7. Bên nhận ủy thác không được phản ánh tồn kho của bên giao ủy thác.
8. Không vốn hóa lãi vay đối với nhà thầu xây lắp;
9. TK 157 không áp dụng khi chuyển hàng tồn kho cho các đơn vị phụ thuộc (mà sử dụng TK 136)

Nguyên tắc kế toán các khoản Doanh thu theo thông tư 200


images

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DOANH THU THEO THÔNG TƯ 200

   Nguyên tắc kế toán các khoản Doanh thu được quy định tại thông tư 200 có một số nội dung mới được bổ sung và thay thế so với Quyết định 15/2006. Dưới đây là nội dung cụ thể của "Nguyên tắc kế toán các khoản Doanh thu".


1. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.
2. Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán “Doanh thu”.
3. Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ.
4. Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu DN còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.
6. Doanh thu không gồm các khoản thu hộ bên thứ ba
7. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng t/hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.
8. Khi luân chuyển SP, HH, DV giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý của từng đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định việc ghi nhận doanh thu tại các đơn vị nếu có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu mà không phụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ).
9. Nếu SP, HH, DV đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành BCTC phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập BCĐKT.
10. T/hợp xuất HH để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua SP, HH (ví dụ như mua 2 SP được tặng 1 SP….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (t/hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
11. Doanh thu bán BĐS của doanh nghiệp là chủ đầu tư:
a) Không được ghi nhận doanh thu bán bất động sản theo Chuẩn mực kế toán Hợp đồng xây dựng và không được ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ.
b) Nếu khách hàng có quyền hoàn thiện nội thất của BĐS và DN thực hiện việc hoàn thiện nội thất của BĐS theo đúng thiết kế, mẫu mã, yêu cầu của khách hàng thì DN được ghi nhận doanh thu khi hoàn thành, bàn giao phần xây thô
c) Đối với bất động sản phân lô bán nền, doanh thuđược ghi nhận sau khi chuyển giao nền đất
12. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống:
a) Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đối với phần nghĩa vụ còn phải thực hiện với khách hàng
b) Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào BCKQKD:
– Khách hàng không đạt được điều kiện;
– Khách hàng đạt được điều kiện và doanh nghiệp đã thực hiện xong nghĩa vụ
– Nếu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ: Căn cứ vào bản chất quan hệ giữa doanh nghiệp và bên thứ ba là mua đứt bán đoạn hay đại lý để ghi nhận phù hợp
13. Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều kỳ, nếu thời gian cho thuê chiếm trên 90% thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền cho thuê
14. Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế (phòng ngừa trong những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc) thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm hàng hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc. Giá trị của sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
15. Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng.
16. Khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính.
17. Cổ tức bằng cổ phiếu chỉ theo dõi số lượng, trừ các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.