KẾ TOÁN NAM ĐINH Kê Toán Nam Định
10/10 1500 bình chọn
KẾ TOÁN HÀ NỘI - Trung tâm đào tạo thực hành Kế Toán Hà Nội tại Nam Định
M

25 TIỆN ÍCH EXCEL DÀNH CHO DÂN KẾ TOÁN

25 tiện ích excel dành cho dân kế toán.
Excel luôn là công cụ đắc lực cho các ACE kế toán. Bên cạnh phần mềm kế toán, sử dụng excel linh hoạt để tạo ra các báo cáo động, linh hoạt phục vụ cho mục đích quản trị. Bài viết này tập hợp 25 tiện ích excel kế toán để các bạn tham khảo
25 tiện ích bao gồm
  1. Bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn
  2. Bảng phân bổ chi phí dài hạn
  3. Bảng theo dõi 142/242
  4. Bảng theo dõi khấu hao TSCĐ
  5. Bảng phân bổ chi phí theo tiêu thức doanh thu
  6. File theo dõi và quản lý TSCĐ
  7. Tiện ích lập bảng lương và in phiếu nhận lương
  8. Tiện ích chấm công sử dụng Excel
  9. Bảng tính và theo dõi lãi suất ngân hàng
  10. Hệ thống tài khoản từ Qđ 15 chuyển sang thông tư 200/2014/TT-BTC
  11. Tiện ích in sổ tiền mặt và thu chi
  12. File quản lý NXT vật tư hàng hóa
  13. Tiện ích bảng chấm công công ty Petrolimex
  14. File báo cáo quản trị phần lãi lỗ công ty xây dựng
  15. File báo cáo quản trị phân tích giá bán
  16. File quản trị thu chi
  17. File kiểm tra BCTC
  18. File tính và xác định định mức xăng dầu công ty vận tải
  19. Tiện ích kiểm soát kho hàng
  20. File báo cáo quản trị - phần công nợ
  21. File tiện ích quản lý hợp đồng - tiền lương - thuế TNCN
  22. Tiện ích kiểm soát kho hàng hóa
  23. Tiện ích theo dõi bảng chấm công
  24. Tiện ích theo dõi Ủy nhiệm chi
  25. File tính giá thành các công ty dịch vụ
Nguồn: ExcelKetoan.vn !
Sưu tầm : Mr Huy
Download File Tại Đây :
25_File_Excel_Ke_Toan_DKT.rar

KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Các khoản phải trừ vào lương người lao động năm 2016


Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, người lao động phải đóng các khoản cơ bản theo tiền lương như bảng bên dưới.
 Các khoản phải trừ vào lương người lao động năm 2016
 ​
1. Bảo hiểm xã hội/ Bảo hiểm thất nghiệp/ Bảo hiểm y tế
  • Mức trừ Bảo hiểm xã hội: 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức trừ Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức trừ Bảo hiểm y tế: 1.5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014,Luật việc làm năm 2013 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP
2. Đoàn phí công đoàn (đối với người lao động là đoàn viên)
  • Mức trừ: 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Căn cứ pháp lý: Hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/3/2014
3. Quỹ phòng, chống thiên tai
  • Mức trừ: 1 ngày lương/năm
  • Căn cứ pháp lý: Nghị định 94/2014/NĐ-CP
4. Thuế thu nhập cá nhân
  • Mức trừ: Theo mức cụ thể của Luật
  • Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành
Các bạn tham khảo và tải về các văn bản pháp luật tại file đính kèm nhé

Nguồn: Thư Viện Pháp Luật

Các file đính kèm:

KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định" 
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Tóm tắt những thay đổi về BHXH áp dụng 2016

Ngày 29/12/2015, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều trong Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Dưới đây là một số thay đổi chính, phần lớn có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
luat bhxh 2016.jpg ​

1. Thay đổi về tiền lương đóng BHXH 

Giống như Nghị định 115 đã đề cập, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp ghi trên hợp đồng lao động. Các phụ cấp này bao gồm những khoản tiền cố định được trả thường xuyên cho nhân viên để bù đắp yếu tố về điều kiện làm việc, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoat, chưa được tính đến một cách đầy đủ trong tiền lương trên hợp đồng lao động.

Phụ cấp thuộc tiền lương đóng BHXH
  1. Phụ cấp chức vụ
  2. Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên
  3. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  4. Phụ cấp khu vực
  5. Phụ cấp lưu động
  6. Phụ cấp thu hút
  7. Các phụ cấp có tính chất tương tự như trên
Phụ cấp không thuộc tiền lương đóng BHXH
  1. Tiền thưởng dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm và thành tích của người lao động
  2. Thưởng sáng kiến
  3. Tiền ăn giữa ca
  4. Hỗ trợ về tiền xăng, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ và nuôi con nhỏ
  5. Hỗ trợ nhân viên trong những dịp đặc biệt như: đám cưới, sinh nhật, đám tang
  6. Trợ cấp cho nhân viên gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  7. Các phụ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, bên cạnh tiền lương đóng BHXH như trên, các khoản trả bổ sung xác định được số tiền cụ thể quy định trong hợp đồng lao động và được trả hằng tháng cùng với lương cũng sẽ thuộc tiền lương đóng BHXH.

Tiền lương đóng BHXH tiếp tục được giới hạn ở mức 20 lần mức lương cơ sở (qui định bởi Chính phủ). Mức tiền lương đóng BHXH cao nhất hiện nay là 23.000.000 đồng/tháng.

2. Chế độ nghỉ chăm sóc con mới sinh dành cho lao động nam
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày làm việc trong vòng 30 ngày đầu sau khi con được sinh, cụ thể như sau:
  • 5 ngày làm việc khi vợ sinh bình thường;
  • 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, nếu sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở (do Chính phủ quy định) tại tháng sinh con cho mỗi con.

3. Tăng mức trợ cấp ốm đau

Mức trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng cách lấy mức trợ cấp tháng chia cho 24 ngày (thay vì 26 ngày như trước đây).

Mức trợ cấp nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (thay vì 25% nếu nghỉ tại nhà hoặc 40% nếu nghỉ tại một trung tâm như trước đây).

Đối với người lao động tham gia đóng BHXH dưới 15 năm mà mắc bệnh phải điều trị dài ngày, nếu phải tiếp tục điều trị sau thời hạn 180 ngày thì được hưởng mức trợ cấp ốm đau bằng 50% tiền lương tham gia BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (thay vì 45% như trước đây). Tuy nhiên, thời gian nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau sau 180 ngày không được vượt quá thời gian tham gia BHXH của người lao động.

4. Giảm phúc lợi hưu trí
Mặc dù điều kiện chung để hưởng lương hưu hằng tháng vẫn không thay đổi (như tuổi hưu là 55 đối với nữ, 60 đối với nam và người

5. Mở rộng chế độ BHXH bắt buộc đến những đối tượng lao động khác

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng đều phải tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

6. Vai trò của người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm

Người sử dụng lao động phải công khai thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động định kỳ 6 tháng một lần; cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Theo quy định mới, cơ quan BHXH sẽ đảm nhiệm công tác thanh tra trong lãnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Điều này nhằm giải quyết tình trạng lẩn tránh tham gia BHXH và các khoản nợ tiền BHXH gia tăng của các tổ chức kinh doanh.

PWC Tổng hợp

KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Tổng hợp điểm mới Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH về lao động áp dụng 2016

Từ ngày 01/01/2016, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, có những điểm mới đáng chú ý như sau: 

 Tổng hợp điểm mới Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH về lao động áp dụng 2016

 1. Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng

Các trường hợp sau được xem là nghỉ việc có lý do chính đáng:

- Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc.

- Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

(Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Điều 31 của Nghị định 05).

2. Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.

3. Sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…

4. Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tuy nhiên số ngày làm việc trong tháng không được vượt quá 26 ngày).

5. Tiền lương để làm căn cứ trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc có hưởng lương, tạm ứng tiền lương theo Điều 26 của Nghị định 05 là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

6. Ngoài ra, Thông tư 47 còn hướng dẫn nhiều vấn đề về ủy quyền giao kết hợp đồng, hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi…

Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH hết hiệu kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Thanh Hữu
Thư Viện Pháp Luật


KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương



Các file đính kèm:

Tài liệu hướng dẫn đăng ký lao động và thang bảng lương 2016


Tài liệu hướng dẫn đăng ký lao động và thang bảng lương 2016 của cơ quan BHXH
 Tài liệu hướng dẫn đăng ký lao động và thang bảng lương 2016
1. Thủ tục xây dựng thang lương bảng lương năm 2016
2. Thủ tục đăng ký khai trình sử dụng lao động 2016
  • Mẫu số 05: Khai trình mẫu sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động
  • Mẫu số 07: Khai trình thay đổi lao động
3. Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương mẫu năm 2016 có số liệu minh họa
  • Mẫu số 04: Đăng ký thang bảng lương
  • Mẫu thang lương bảng lương
  • Mẫu phụ cấp lương
Các bạn tải về tham khảo trong file đính kèm nhé

Các file đính kèm:

KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Hàm tách họ tên trong Excel

Đôi khi chúng ta gặp những trường hợp cần tách họ tên của một danh sách nhận viên, học sinh, hay sinh viên chẳng han. Chúng ta phải kết hợp nhiều công thức trong Excel, bài này mình hướng dẫn cho các bạn một hàm trong Excel, mà chỉ cần copy về là sử dung được. Để copy hàm này các bạn làm như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím ALT+F11 để vào môi trường VBA. Vào menu Insert->Module - Tạo module
 Hàm tách họ tên trong Excel
Bước 2: Copy đoạn code dưới đây dán vào module
Mã:
Function TachHoTen(ByVal sHoVaTen As String, Optional ByVal bLayHo As Boolean = True) As String
    Dim p As Long
    p = InStrRev(sHoVaTen, " ")
    If bLayHo Then
        TachHoTen = Left(sHoVaTen, p - 1)
    Else
        TachHoTen = Right(sHoVaTen, Len(sHoVaTen) - p)
    End If
End Function
Bước 3: ALT+F11 để trở về môi trường bảng tính của người dùng
Giả sử cần tách họ tên trong ô A1, kết quả trả về tại B1 thì ta làm công thức như sau:
B1=TachHoTen(A1,true)
- Nếu đối số thứ 2 là True thì kết quả trả về là Họ.
- Nếu đốisố thứ 2 là False thì kết quả trả về là Tên.


KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

85 mẫu biểu đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2016

Kế toán Nam ĐịnhKể từ ngày 15/01/2016, mẫu biểu áp dụng đăng ký doanh nghiệp sẽ thay đổi theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. 85 mẫu biểu đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2016


Trong file đính kèm cũng bao gồm phụ lục II-1 dùng để thay đổi thông tin doanh nghiệp về đăng ký thuế.




 Chi tiết liên hệ:
 "TT ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI CHI NHÁNH NAM ĐỊNH" Đ/c: Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
Thành phố Nam Định 
 ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Bộ sưu tầm tài liệu kế toán các loại hình doanh nghiệp

Kế toán Nam Định:Đúng như tiêu đề, các bạn tải về bộ sưu tầm kế toán các loại hình doanh nghiệp nhé trong file đính kèm nhé...!

 Bộ sưu tầm tài liệu kế toán các loại hình doanh nghiệp

Hạch Toán Thương Mại Có Giá CôngKế Toán Cung Cấp Dịch Vụ Giúp Việc Theo GiờKế Toán Công Ty Du LịchKế Toán Công Ty Dịch ThuậtKế Toán Công Ty Mua Bán Phụ TùngKế Toán Công Ty Mua Bán Thiết Bị Điện Gia DụngKế Toán Công Ty Mua Bán VppKế Toán Doanh Nghiệp Kinh Doanh Xăng DầuKế Toán Doanh Nghiệp Xuất KhẩuKế Toán Dịch Vụ Bảo Dưỡng Máy LạnhKế Toán Giá Thành Công Ty Mua Bán HoaKế Toán Hoa Hồng Đại Lý Bán HàngKế Toán Hàng May Gia CôngKế Toán KaraokeKế Toán Khoản Chiết Khấu Thương MạiKế Toán Kinh Doanh Văn Phòng PhẩmKế Toán Lĩnh Vực Vận TảiKế Toán Mua Bán Phụ TùngKế Toán Nghành Dịch Vụ Bản Vẽ Xây DựngKế Toán Nghành Dịch Vụ Bảo VệKế Toán Ngoại TệKế Toán Nhà Hàng Khách SạnKế Toán Nhà HàngKế Toán Nhập KhẩuKế Toán Sản Xuất GạchKế Toán Sản Xuất Phần MềmKế Toán Sửa Chửa Ô TôKế Toán Thiết Bị Gia DụngKế Toán Thiết Bị Điện Gia DụngKế Toán Thuê Tài Sản Cố ĐịnhKế Toán Tư Vấn Mô Giới Dịch VụKế Toán Tại Dn Kinh Doanh BđsKế Toán Tổ Chức Sự Kiện Quảng CáoKế Toán Tổ Chức Sự KiệnKế Toán Xây Dựng Cơ Bản Dở DangKế toán Xây DựngKế Toán Ở Doanh Nghiệp Vận Tải


Tài liệu do bạn Tạ Diệp Thu sưu tầm và chia sẻ.
Nguồn Đạt Lâm DKT tổng hợp

Chi tiết liên hệ:
"TT ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI CHI NHÁNH NAM ĐỊNH" 
Đ/c: Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định 
 ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung



   CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 01 – CHUẨN MỰC CHUNG

     Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung” theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31.12.2002. Đây là một chuẩn mực khá đặc biệt vì nó không đi vào một vấn đề kế toán cụ thể nào mà đưa ra các khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán tài chính.

Chuẩn mực số 01
CHUẨN MỰC CHUNG
 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUY ĐỊNH CHUNG
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:
a/ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
b/ Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;
c/ Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
d/ Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
02. Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.
Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC
CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN
Cơ sở dồn tích
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động Liên tục
04. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Giá gốc
05. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Phù hợp
06. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nhất quán
07. Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Thận trọng
08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Trọng yếu
09. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI  KẾ TOÁN
Trung thực
10. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Khách quan
11. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
Đầy đủ  
12. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
Kịp thời
13. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.    
Dễ hiểu
14. Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
Có thể so sánh
15. Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
16. Yêu cầu kế toán quy định tại các Đoạn 10, 11, 12, 13, 14, 15 nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được.
CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
17. Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.
Tình hình tài chính
18. Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa như sau:
a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
c/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.
19. Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng. Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỉ với giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính có liên quan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục "Tài sản" và khoản mục "Nợ phải trả" trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê.
Tài sản
20. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
21. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:
a/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;
c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.
22. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
23. Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.
24. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.
25. Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng.
Nợ phải trả
26. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.
27. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:
a/ Trả bằng tiền;
b/ Trả bằng tài sản khác;
c/ Cung cấp dịch vụ;
d/ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác;
đ/ Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
28. Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.
Vốn chủ sở hữu
29. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;
b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;
c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn;
d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;
đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;
e/ Chênh lệch tỷ giá, gồm:
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng;
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo.
g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần.
Tình hình kinh doanh
30. Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí. Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
31. Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được định nghĩa như sau:
a/ Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
b/ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
32. Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai
33. Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí có thể trình bày theo nhiều cách trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, như: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác.
Doanh thu và Thu nhập khác
34. Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia…
35. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,…
Chi phí
36. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
37. Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,… Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
38. Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,…
GHI NHẬN CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
39. Báo cáo tài chính phải ghi nhận các yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; trong các yếu tố đó phải được ghi nhận theo từng khoản mục. Một khoản mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi thoả mãn cả hai tiêu chuẩn:
a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai;
b/ Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận tài sản
40. Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.
41. Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.
Ghi nhận nợ phải trả
42. Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác
43. Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận chi phí
44. Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.
45. Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
46. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ.
47. Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HÀ NỘI CHI NHÁNH NAM ĐỊNH Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) – Thành phố Nam Định
ĐT : 0987654.268 Mr Xương
Xem thêm: Trung tâm đào tạo kế toán Nam Định | Học kế toán ở nam định | kế toán nam định