KẾ TOÁN NAM ĐINH Kê Toán Nam Định
10/10 1500 bình chọn
KẾ TOÁN HÀ NỘI - Trung tâm đào tạo thực hành Kế Toán Hà Nội tại Nam Định
M

Học kế toán thực hành cơ bản ở đâu tốt

Hỏi: Mình 24t và mới sinh em bé. Hix, sinh em bé xong bị cơ quan cho nghỉ việc, bây giờ mình muốn đi học một khóa kế toán thực hành cơ bản (để đi làm cho các doanh nghiệp), công việc đơn giản thôi mà vẫn có thời gian về chăm em bé. Mẹ nào có biết trung tâm nào hay ở Nam Định dạy về kế toán thực hành không, chỉ mình với (thất nghiệp rồi....hu hu)

Đáp: Mình là cán bộ tuyển sinh công ty kế toán Bạn đang muốn học thêm kế toán phải ko? mà giờ các công ty còn đòi hỏi cả kinh nghiệm.. Trong khi các công ty tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm từ 1-2 năm vì các công ty không muốn phải đào tạo nhân viên mới mà muốn nv được việc ngay. Vậy làm thế nào để có được 1-2 năm kinh nghiệm? 
Bên mình chuyên đào tạo kế toán thực tế trên chứng từ thực tế, không giống ở trường bạn chỉ học lý thuyết, ở đây bên mình đào tạo bằng tài liệu thực của doanh nghiệp. hoàn toàn đào tạo bằng máy, đây thực ra là học việc kế toán làm như 1 kế toán thật sự luôn.
chỉ với 24 buổi , chúng tôi hoàn toàn tin tưởng bạn sẽ là 1 kế toán giỏi bởi giảng viên của bên mình là những người đã từng làm cv kế toán và đang làm kế toán trưởng của các doanh nghiệp lớn ít nhất 10 năm kinh nghiệm, và bên mình cũng liên kết với 105 công ty , sẽ giói thiệu bạn tới công ty làm việc nếu có nhu cầu. Bên mình có tới 32 cơ sở đào tạo khắp các tỉnh nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng. HỌC XONG SẼ CẤP CHỨNG CHỈ 2 NĂM KINH NGHIỆM DO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CẤP. KHÔNG THÀNH THẠO KẾ TOÁN HOÀN HỌC PHÍ
nếu bạn quan tâm đến tương lai của mình và muốn có cơ hội tìm việc nhanh hơn, mời bạn đến với công ty mình
thông tin chi tiết, bạn vui lòng call hoặc nt tới 0987654.268, mình sẽ gọi lại tư vấn cho bạn
cảm ơn bạn đã đọc tin
KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng
(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Tỷ lệ trích các khoản theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCD năm 2016

Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2016 bao gồm: Tỷ lệ trích Bảo hiểm xã hội – Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm thất nghiệp – Kinh phí công đoàn mớt nhất năm 2016

 
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2016 bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH).
- Bảo hiểm y tế (BHYT).
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ).


1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương (BHXH - BHYT - BHTN - KPCD) áp dụng từ 1/12/2015: (theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam: Quy định tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, bảo BHTN năm 2016 cụ thể như sau:)


Các khoản trích theo lương
Đối với DN (tính vào Chi phí) (%)
Đối với người LĐ (Trừ vào lương) (%)
Cộng (%)
1. BHXH
18
8
26
2. BHYT
3
1,5
4,5
3. BHTN
1
1
2
Cộng (%)
22%
10,5%
32,5%
4. KPCĐ2 %  

Kết luận: Hàng tháng:
- DN phải đóng cho Cơ quan BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %.
- Và đóng cho Liên đoàn lao động Quận, Huyện tới tỷ lệ đóng là: 2% (DN phải chịu toàn bộ khoản này và được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN.)

Riêng khoản BHXH được quy định cụ thể như sau:
- Trích vào lương của NLĐ tỷ lệ: 8% để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
- DN phải đóng tỷ lệ: 18% để đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN:

- Tiền lương đóng hàng tháng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Chi tiết xem tại đây: Các khoản lương và phụ cấp lương phải đóng BHXH

+) Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH:
Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Chú ý: Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Chi tiết các bạn xem tại đây nhé: Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

b. Mức tiền lương tháng tối đa để đóng BHXH:
- Tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là: 1.210.000 theo Nghị quyết 99/2015/QH13 Hà Nội, ngày 11/11/2015 của Quốc hội. (Hiện tại là 1.150.000)

Lưu ý:
- Từ 01/01/2016: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

- Người lao động có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều DN khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

3. Đối tượng tham gia BHXH, BHYTBHTN bắt buộc:

Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định các đối tượng phải tham gia BHXH,BHYT, BHTN cụ thể như sau:

- Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Chú ý: Từ ngày 01/01/2018: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng phải tham gia.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, DN phải làm thủ tục tham gia BHTNcho NLĐ tại tổ chức BHXH.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Chúc các bạn thành công
------------------------------------------------------------
KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định" 
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Các khoản phải trừ vào lương người lao động năm 2016


Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, người lao động phải đóng các khoản cơ bản theo tiền lương như bảng bên dưới.
 Các khoản phải trừ vào lương người lao động năm 2016
 ​
1. Bảo hiểm xã hội/ Bảo hiểm thất nghiệp/ Bảo hiểm y tế
  • Mức trừ Bảo hiểm xã hội: 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức trừ Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức trừ Bảo hiểm y tế: 1.5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014,Luật việc làm năm 2013 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP
2. Đoàn phí công đoàn (đối với người lao động là đoàn viên)
  • Mức trừ: 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
  • Căn cứ pháp lý: Hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/3/2014
3. Quỹ phòng, chống thiên tai
  • Mức trừ: 1 ngày lương/năm
  • Căn cứ pháp lý: Nghị định 94/2014/NĐ-CP
4. Thuế thu nhập cá nhân
  • Mức trừ: Theo mức cụ thể của Luật
  • Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành
Các bạn tham khảo và tải về các văn bản pháp luật tại file đính kèm nhé

Nguồn: Thư Viện Pháp Luật

Các file đính kèm:

KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định" 
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Tóm tắt những thay đổi về BHXH áp dụng 2016

Ngày 29/12/2015, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều trong Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Dưới đây là một số thay đổi chính, phần lớn có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
luat bhxh 2016.jpg ​

1. Thay đổi về tiền lương đóng BHXH 

Giống như Nghị định 115 đã đề cập, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp ghi trên hợp đồng lao động. Các phụ cấp này bao gồm những khoản tiền cố định được trả thường xuyên cho nhân viên để bù đắp yếu tố về điều kiện làm việc, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoat, chưa được tính đến một cách đầy đủ trong tiền lương trên hợp đồng lao động.

Phụ cấp thuộc tiền lương đóng BHXH
  1. Phụ cấp chức vụ
  2. Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên
  3. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  4. Phụ cấp khu vực
  5. Phụ cấp lưu động
  6. Phụ cấp thu hút
  7. Các phụ cấp có tính chất tương tự như trên
Phụ cấp không thuộc tiền lương đóng BHXH
  1. Tiền thưởng dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm và thành tích của người lao động
  2. Thưởng sáng kiến
  3. Tiền ăn giữa ca
  4. Hỗ trợ về tiền xăng, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ và nuôi con nhỏ
  5. Hỗ trợ nhân viên trong những dịp đặc biệt như: đám cưới, sinh nhật, đám tang
  6. Trợ cấp cho nhân viên gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  7. Các phụ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, bên cạnh tiền lương đóng BHXH như trên, các khoản trả bổ sung xác định được số tiền cụ thể quy định trong hợp đồng lao động và được trả hằng tháng cùng với lương cũng sẽ thuộc tiền lương đóng BHXH.

Tiền lương đóng BHXH tiếp tục được giới hạn ở mức 20 lần mức lương cơ sở (qui định bởi Chính phủ). Mức tiền lương đóng BHXH cao nhất hiện nay là 23.000.000 đồng/tháng.

2. Chế độ nghỉ chăm sóc con mới sinh dành cho lao động nam
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày làm việc trong vòng 30 ngày đầu sau khi con được sinh, cụ thể như sau:
  • 5 ngày làm việc khi vợ sinh bình thường;
  • 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, nếu sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở (do Chính phủ quy định) tại tháng sinh con cho mỗi con.

3. Tăng mức trợ cấp ốm đau

Mức trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng cách lấy mức trợ cấp tháng chia cho 24 ngày (thay vì 26 ngày như trước đây).

Mức trợ cấp nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (thay vì 25% nếu nghỉ tại nhà hoặc 40% nếu nghỉ tại một trung tâm như trước đây).

Đối với người lao động tham gia đóng BHXH dưới 15 năm mà mắc bệnh phải điều trị dài ngày, nếu phải tiếp tục điều trị sau thời hạn 180 ngày thì được hưởng mức trợ cấp ốm đau bằng 50% tiền lương tham gia BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (thay vì 45% như trước đây). Tuy nhiên, thời gian nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau sau 180 ngày không được vượt quá thời gian tham gia BHXH của người lao động.

4. Giảm phúc lợi hưu trí
Mặc dù điều kiện chung để hưởng lương hưu hằng tháng vẫn không thay đổi (như tuổi hưu là 55 đối với nữ, 60 đối với nam và người

5. Mở rộng chế độ BHXH bắt buộc đến những đối tượng lao động khác

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng đều phải tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

6. Vai trò của người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm

Người sử dụng lao động phải công khai thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động định kỳ 6 tháng một lần; cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Theo quy định mới, cơ quan BHXH sẽ đảm nhiệm công tác thanh tra trong lãnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Điều này nhằm giải quyết tình trạng lẩn tránh tham gia BHXH và các khoản nợ tiền BHXH gia tăng của các tổ chức kinh doanh.

PWC Tổng hợp

KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Mức lương và phụ cấp đóng BHXH 2016

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa công bố Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Mức lương và phụ cấp đóng BHXH 2016
- Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Về phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47 là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

- Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47.

Cũng theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được áp dụng kể từ ngày 15/02/2016.


KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định" 
Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) 
Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương



Các file đính kèm:

Tổng hợp điểm mới Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH về lao động áp dụng 2016

Từ ngày 01/01/2016, Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, có những điểm mới đáng chú ý như sau: 

 Tổng hợp điểm mới Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH về lao động áp dụng 2016

 1. Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng

Các trường hợp sau được xem là nghỉ việc có lý do chính đáng:

- Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc.

- Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

(Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Điều 31 của Nghị định 05).

2. Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.

3. Sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…

4. Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tuy nhiên số ngày làm việc trong tháng không được vượt quá 26 ngày).

5. Tiền lương để làm căn cứ trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc có hưởng lương, tạm ứng tiền lương theo Điều 26 của Nghị định 05 là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

6. Ngoài ra, Thông tư 47 còn hướng dẫn nhiều vấn đề về ủy quyền giao kết hợp đồng, hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi…

Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH hết hiệu kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Thanh Hữu
Thư Viện Pháp Luật


KẾ TOÁN HÀ NỘI
 "Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực)
 Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương



Các file đính kèm:

Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động mẫu 2016

Dạo này mọi người cứ hỏi tôi nhiều mấy vấn đề về bảng lương, hợp đồng lao động cho năm 2016. Khất lần mãi tới hôm nay tôi mới tổng hợp được một số mẫu để dùng cho năm nay. Nhìn thì đơn giản nhưng tôi đọc lại cũng mất cả buổi. Mọi người ai quan tâm tới các tài liệu sau thì vào tải xuống nhé:
  • 2016 Hop dong lao dong.do
  • 2016 Luong Bang luong.xl
  • 2016 Luong Bang phu cap luong.doc
  • 2016 Luong QUY CHE LUONG.doc
  • 2016 Luong Thang luong.xls
  • 2016 NQLD.pdf
  • 2016 THOA UOC LAO DONG TAP THE.docx

 Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động mẫu 2016
Năm 2016, là năm có nhiều sự biến động về lương và các khoản bảo hiểm:
- Đầu tiên: Là lương tối thiểu vùng tăng lên. Ví dụ như ở vùng 1 – tăng lên thành 3.500.000 theo nghị định 122/2015/NĐ-CP. Và cũng giống như các năm trước đối với những lao động đã từng đào tạo qua từ cấp nghề trở lên phải được cộng thêm 7% nữa.
=> Vậy là, Nếu bạn đã được đào tạo qua từ cấp nghề hay trung câp, cao đẳng, đại học trở lên thì Mức lương thấp nhất mà bạn nhận được khi làm việc tại Vùng 1 là 3.745.000
=> Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng các bạn tham khảo tại đây: Mức lương tối thiểu các vùng năm 2016
- Thứ 2 là mức tiền lương làm căn cứ tham gia bảo hiểm.
+ Nếu như các năm trước chúng ta chỉ cần tham gia bảo hiểm bắt buộc đối trên lương cơ bản.
+ Sang năm 2016: bắt đầu từ ngày 1/1/2016 phải tham gia bảo hiểm trên cả tiền lương và các khoản phụ cấp.

Quay trở về với bảng tính lương: nơi tổng hợp toàn bộ các khoản thu nhập mà người lao động nhận được sau khi đã thỏa thuận trên HĐLĐ và các khoản người lao động sẽ bị trừ, trích lại thì chúng ta sẽ thực hiện tính toán dựa trên những thỏa thuận đó và quy chế tính lương của công ty.

Cụ thể cách làm bảng tính lương theo mẫu bảng tính tiền lương bên trên như sau:
- Cột “Lương chính”: một số công ty sẽ gọi là lương cơ bản
+ Các bạn lấy số liệu tại HĐLĐ để đưa vào đây.
+ Chú ý: Cột này không được thấp hơn mức lương quy định về mức lương tổi thiểu vùng, đối với lao động thử việc thấp nhất được nhận là 85% lương chính thức.

- Cột ” Các khoản phụ cấp”: Các bạn lấy khoản phụ cấp này ở trên HĐLĐ (Nếu trên HĐLĐ không thể hiện rõ về mức hưởng (số tiền) thì các bạn lấy tại quy chế lương thưởng hoặc quy chế tài chính của công ty). Một vài lưu ý với các khoản phụ cấp như sau:
+ Phụ cấp trách nhiệm: dành cho những lao động là cán bộ như giám đốc, phó GĐ, các trưởng phòng hay Kế toán trưởng… Trước năm 2016, khoản phụ cấp này không bị tính vào lương đóng Bảo hiểm bắt buộc. Nhưng từ năm 2016 sẽ bị cộng vào lương để đóng bảo hiểm bắt buộc. Khoản phụ cấp này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
+ Phụ cấp ăn trưa: Không phải cộng vào lương để tham gia bảo hiểm. Với thuế TNCN thì được Miễn tối đa là 680.000. Với thuế TNDN thì không bị khống chế.
+ Phụ cấp điện thoại: Không bị cộng vào để đóng BHBB. Với thuế TNCN cũng được miễn theo quy định của công ty (Theo Công Văn Số: 5274/TCT-TNCN Ngày 09/12/2015). Về thuế TNDN cũng không có quy định khống chế mức chi => Khoản này đi theo quy chế của công ty.
+ Xăng xe: có những doanh nghiệp sẽ gọi tên khác là phụ cấp đi lại: Không bị cộng vào để đóng BHBB. Bị tính vào Thu nhập chịu thuế khi tính TNCN.

- Hỗ trợ nhà ở: Khoản hỗ trợ này cũng không bị cộng vào lương đóng bảo hiểm. Về Thuế TNDN thì được tính vào CP được trừ theo quy chế của công ty. Về thuế TNCN thì Theo điều 11 của thông tư 92/2015/TT-BTC “Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

Lưu ý: Để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì các khoản chi phí tiền lương, tiền thưởng phải thể hiện cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

- Cột Tổng thu nhập: là toàn bộ số tiền mà người lao động được hưởng trong tháng.
Theo như mẫu bảng tính trên thì:
Tổng thu nhập = lương chính + phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp ăn trưa + phụ cấp điện thoại + phụ cấp xăng xe + hỗ trợ nhà ở.
- Ngày công thực tế: là số ngày công mà người lao động đã đi làm trong tháng. Các bạn căn cứ vào bảng chấm công, tổng hợp số ngày công đi làm để đưa vào đây.
Chú ý: Theo quy định của bộ luật lao động thì chúng ta có các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương như sau:
1) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
2) Tết Âm lịch 05 ngày;
3) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
4) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
5) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Chú ý:
- Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Theo Điều 115 của Bộ Luật Lao Động
Ngoài ra người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

- Cột tổng lương thực tế: Được xác định dựa trên cột tổng thu nhập so với số ngày công đi làm thực tế.
Bởi cột tổng thu nhập là mức lương nhận được cho 1 tháng đi làm đầy đủ theo số ngày quy định của doanh nghiệp (Không được cao hơn số ngày quy định của luật lao động). Nếu trong tháng bạn đi làm không đầy đủ thì lương bạn nhận được sẽ ít đi.

Thực tế tại các doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 cách để xác định Tổng lương thực tế này:

Cách tính 1: Lương thực tế = Tổng thu nhập / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế

Cách tính 2: Lương thực tế = Tổng thu nhập / 26 X ngày công thực tế làm việc
(Việc để 26 hay 24 ngày là do doanh nghiệp quy định)

Việc lựa chọn cách tính lương thực tế theo cách tính 1 hay cách tính 2 là do doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn. Để biết doanh nghiệp của mình tính theo cách nào thì các bạn cần xem tại quy chế lương thưởng hoặc quy chế nội bộ, hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.

Trong bảng tính trên, ***************** đang thực hiện tính lương theo cách 1: tính theo ngày công chuẩn phải đi làm trong tháng đó: Tháng 1/2016 có 31 ngày nhưng có 5 ngày chủ nhật Công ty ***************** quy định nhân viên đi làm từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ chủ nhật và có 1 ngày nghỉ hưởng nguyên lương là ngày tết dương lịch 1/1/2016 => Ngày công chuẩn trong tháng là: 31 – (5 + 1) = 25
=> Tổng lương thực tế = cột tổng thu nhập / 25 X Ngày công thực tế

- Cột Lương đóng bảo hiểm: Theo quy định tại Luật bảo hiểm sửa đổi Luật BHXH số 58/2014/QH13 và hướng dẫn mới nhất tại Thông tư Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương và phụ cấp đóng BHXH.

Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
+ Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Cụ thể:
+ Các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm bắt buộc như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ không phải cộng vào để tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
=> Theo mẫu bảng lương trên thì năm 2016 ***************** sẽ phải tham gia Bảo hiểm xã hội cho các lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên bằng Lương chính + Phụ cấp trách nhiệm.
+ Trong bảng tính trên có 1 lao động là Nguyễn Đức Trung ký HĐLĐ thử việc 1 tháng nên không thuộc đối tưởng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
(Cột lương đóng bảo hiểm được tạo ra nhằm mức đích làm căn cứ để nhân với các tỷ lệ trích bảo hiểm theo quy định)

- Cột các khoản trích trừ vào lương:
Khi có người lao động tham gia bảo hiểm thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm mới nhất năm 2016 được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:

 Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động mẫu 2016
(Trong bảng lương trên chỉ để tính ra số tiền trích bảo hiểm trừ vào lương người lao động nhằm xác định mức lương thực trả còn phần trích doanh nghiệp đóng để tính vào chi phí ***************** đã ẩn đi. Các bạn có tải file về rồi xem cách làm chi tiết nhé)
Cụ thể về cách làm các cột trích vào lương:
+ Cột BHXH = 8% X lương đóng Bảo hiểm
+ Cột BHYT = 1,5% X lương đóng bảo hiểm
+ Cột BHTN = 1% X lương đóng bảo hiểm.

- Thuế TNCN: Sau khi các bạn đã tính ra số thuế TNCN phải khấu trừ của từng người thì các bạn ghi vào đây. Chi tiết xem tại đây: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2016.
- Tạm ứng: Trong tháng nếu có nhân viên tạm ứng tiền lương thì kế toán phải theo dõi thông qua chứng từ chi tạm ứng lương là giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi. Đến cuối tháng, kế toán cần đưa khoản tạm ứng của nhân viên đó vào cột Tạm ứng để trừ đi khi xác định số tiền thực lĩnh.
- Thực lĩnh: Là số tiền còn lại mà người lao động được nhận sau khi trừ đi các khoản giảm lương như bảo hiểm (cột cộng), thuế TNCN, tạm ứng (nếu có)…
Thực lĩnh = Cột Tổng lương thực tế – Cột Cộng (các khoản trích trừ vào lương) – Thuế TNCN – Tạm ứng (Nếu có)

- Ký nhận: Nhất định phải ký nhận thì chi phí tiền lương mới được coi là hợp lý hợp lệ nhé.

Các tài liệu này được Blog Nhân sự sưu tầm từ nhiều nguồn:
- Lê Minh Trí
- Đam Mê Kế Toán
- Phan Mạnh Tuấn
- VDB consulting
- *****************


Các file đính kèm:




KẾ TOÁN HÀ NỘI 
"Trung tâm đào tạo thực hành kế toán Hà Nội chi nhánh Nam Định"
 Số 6 Đường Giải Phóng
(Tòa nhà 4 tầng, cạnh sở Điện Lực) Thành phố Nam Định 
ĐT : 0987654.268 Mr Xương